Vừa thương vừa nể cụ bà U70 từ chối mọi lời dạm ngõ, ở vậy chăm mẹ già 92t

Cụ Nguyễn Thị Lót (92 tuổi), mẹ bà Hai, cho biết bà Hai là con duy nhất trong gia đình. Chồng cụ mất đã lâu nên hai mẹ con nương tựa nhau mà sống. Hằng ngày, vào buổi sáng, bà Hai dọn dẹp nhà, lau dọn mộ phần ông bà, nấu cơm cho mẹ ăn.

Cụ Nguyễn Thị Lót (92 tuổi), mẹ bà Hai, cho biết bà Hai là con duy nhất trong gia đình. Chồng cụ mất đã lâu nên hai mẹ con nương tựa nhau mà sống. Hằng ngày, vào buổi sáng, bà Hai dọn dẹp nhà, lau dọn mộ phần ông bà, nấu cơm cho mẹ ăn.

Bà Hai ngày ngày chăm sóc cho mẹ già 92 tuổi (Ảnh: Thanh Niên/ Cần Thơ Online)

Sau khi cho mẹ ăn trưa, bà Hai dìu mẹ nghỉ ở chiếc giường phía sau nhà, rồi ngồi quạt mát cho mẹ dễ ngủ hơn. Khi mẹ ngủ say, bà lại cặm cụi hái từng cọng rau ngoài vườn, đi cân ốc, cân cá đem ra ngồi bán dọc đường.

Số tiền mỗi ngày kiếm được chỉ vài chục ngàn đồng, bà Hai chi một ít mua đồ ăn, phần còn lại dành dụm để lo thuốc thang cho mẹ những lúc ốm đau.

Đối với bà, nỗi buồn lớn nhất là những ngày mưa, buôn bán ế ẩm, hai mẹ con chỉ lấy nước chan cơm ăn qua ngày. Điều bà lo sợ nhất là tuổi mẹ đã cao, sợ một ngày mẹ rời xa, bỏ bà một mình cô độc.

“Tôi không dám có chồng vì sợ mẹ một thân một mình không ai lo. Rồi sợ lấy phải người chồng không yêu thương mẹ, sợ mẹ đau buồn rồi bệnh thêm. Vì thế, từ lâu tôi đã quyết định ở vậy nuôi mẹ”, bà Hai tâm sự.

Bà Hai không ‘dám’ lấy chồng vì muốn chăm sóc mẹ (Ảnh: Cần Thơ Online)

Đối với bà Hai, mẹ là duy nhất. Vì thế, bà chấp nhận đánh đổi cả thanh xuân, hạnh phúc của bản thân để kề cạnh chăm sóc cho người mẹ của mình. Bà Hai cũng là niềm vui sống duy nhất của cụ Lót khi tuổi già.

Nhớ lúc con Hai còn trẻ, tôi cũng muốn gả nó để có gia đình, con cái hạnh phúc. Nhưng nó nói “Má gả con rồi má ở với ai? Rồi con có chồng, con bỏ má sao”. Lúc trước, cũng có vài người qua nhà dạm ngõ, nhưng thương tôi một thân một mình nên nó từ chối, gạt bỏ hạnh phúc bản thân để lo cho tôi”, cụ Lót ngậm ngùi kể.

Vâng, chỉ là một câu chuyện rất nhỏ trong cuộc sống này nhưng thật cảm động và đáng quý biết bao. Bởi nói không ngoa thì thời buổi bây giờ, nhiều người chỉ mê tiền bạc, mê nhà lầu xe hơi chứ ít ai biết quý trọng tìm cảm.

Vậy mà bà Hai, một người phụ nữ nghèo tần tảo, chưa bao giờ suy tính thiệt hơn cho mình, từ chối những lời dạm hỏi, từ chối những yêu đương mặn nồng của tuổi trẻ thanh xuân, để ngày ngày ở bên chăm bẵm cho mẹ già.

Bữa ăn đạm bạc của 2 mẹ con (Ảnh: Cần Thơ Online)

Nói dễ làm khó, bởi mấy ai chịu nổi cảnh cô đơn trải dần theo năm tháng, nhất là với phái nữ đang ở tuổi cập kê. Và rồi mai sau, khi cụ Lót không còn nữa, nghĩa là bà Hai sẽ trơ trọi một thân một mình giữa thế gian – theo đúng nghĩa đen của nó.

Nhưng bà Hai không hối hận, vì thà rằng quãng đời sau của mình buồn tẻ đi một chút, nhưng bù lại việc không lấy chồng có thể khiến bà được ở cạnh mẹ lâu hơn. Đáng nể, ở cái tuổi mà bao người toan nghỉ ngơi, bà vẫn cặm cụi làm việc, mò từng con tôm, bắt từng con cá đem ra đường bán.

Tiền không được bao nhiêu nhưng đó là thành quả của sức lao động, là tự trọng của người phụ nữ dù nghèo vẫn không muốn cầu xin ai giúp đỡ và là cố nỗ lực đến cùng để báo hiếu với đáng sinh thành – nhân cách ấy, hiếm ai có được.

Bà Lót rất xúc động vì có một người con hiếu thảo (Ảnh: Cần Thơ Online)

Ngẫm mà thấy có chút xấu hổ cho giới trẻ bây giờ, bởi nhiều người sống đang thờ ơ, vô cảm, lạnh nhạt với mẹ cha. Nếu không tin, hãy cứ tham dự một vài phiên tòa để thấy, cứ trung bình 10 vụ án, đã có đến 5,6 vụ là tranh chấp gia đình, con cái đòi tải sản, con cái hại mẹ cha.

Vậy cho nên, hình ảnh của của cụ bà chăm sóc người mẹ cao tuổi không chỉ là tấm gương mà còn là bài học. Chúng ta sống tốt để được yêu thương, chúng ta sống tốt để hưởng trái ngọt, hãy sống thiện lương để thế hệ con cháu mai sau – cũng biết trân trọng gia đình.

Theo GĐM

BÀI LIÊN QUAN
X