Giấy đăng ký kết hôn một loại giấy tờ hộ tịch của công dân. Theo khoản 3 Điều 36 Nghị định 110/2013/NĐ-CP nêu rõ, hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch hay xé đăng ký kết hôn sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng.
Mức phạt hành vi xé đăng ký kết hôn mới từ 01/9/2020
Tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã tăng mạnh mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình… Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/9/2020.
Cụ thể, theo khoản 4 Điều 45 Nghị định quy định, cá nhân xé giấy đăng ký kết hôn sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, Giấy đăng ký kết hôn bị xé sẽ bị tịch thu.
Đốt/xé giấy chứng nhận kết hôn: Có thể bị phạt tới 20 triệu đồng
Mức phạt từ 10-20 triệu đồng cũng được áp dụng đối với hành vi l.ợi d.ụng đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác; Đăng ký khai tử cho người đang sống; không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã ch.ết để trục lợi…
Ngoài ra, hành vi cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn, cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.
Cũng theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi “cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn” sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng.
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. Điều đó có nghĩa, không phải gia đình nào thách cưới cũng bị phạt mà chỉ thách cưới quá đáng và nhằm mục đích cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam nữ mới bị xử phạt.
Như vậy, từ 1/9, hành “thách cưới” có thể bị xử phạt đến 5 triệu đồng.
Trong khi đó, Nghị định 110/2013/NĐ-CP không quy định phạt đối với hành vi này. nghị định 167/2013 nêu rõ, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng nếu cản trở người khác kết hôn bằng cách đưa ra yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
Như vậy, hành vi xé giấy đăng ký kết hôn là một hành vi trái với pháp luật và có những điều khoản xử phạt ghi rõ trong luật Hôn Nhân và Gia đình. Hành vi này có thể xuất phát từ vợ hoặc chồng muốn ly hôn nhưng người còn lại lại không muốn ly hôn.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, qu.an h.ệ hôn nhân chỉ chấm dứt trong 02 trường hợp: Một trong hai bên yêu cầu xin ly hôn hoặc cả hai người đều thuận tình ly hôn; Do vợ, chồng ch.ết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã ch.ết.
Do vậy, việc không có giấy đăng ký kết hôn không phải điều kiện để chấm dứt qu.an h.ệ hôn nhân. Nếu một trong hai bên hoặc cả hai người xé đăng ký kết hôn thì cũng không ảnh hưởng đến qu.an h.ệ hôn nhân của hai người.
Khi bị xé giấy đăng ký kết hôn, nếu còn giữ bản sao chứng thực hoặc trước đó có xin nhiều bản sao từ sổ gốc thì có thể nộp một trong hai giấy này thay thế và phải nêu rõ lý do vì sao không thể nộp bản chính trong đơn xin ly hôn. Ngoài ra, nếu không có hai loại giấy tờ trên thì có thể đăng ký lại kết hôn.
Lúc này, người yêu cầu đăng ký lại kết hôn phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trước đây người này đã đăng ký để làm thủ tục… Sau khi có giấy chứng nhận kết hôn, người có yêu cầu có thể thực hiện thủ tục ly hôn bình thường.