Tết Đoan Ngọ cúng Thần Tài thứ này gia chủ đổi vận giàu sang, phất lên như diều gặp gió

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ? Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết giết sâu bọ, được diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h sáng đến 1h chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết giết sâu bọ, được diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h sáng đến 1h chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ.

Theo người xưa kể lại, vào một mùa nọ nông dân trúng mùa, cây trái xum xuê trĩu quả nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến ăn hết trái cây, mùa màng khiến vụ mùa ấy có nguy cơ mất trắng. Khi mọi người đang lo lắng tìm ra phương án giải quyết thì có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông hướng dẫn mọi người lập một đàn cúng đơn giản gồm bánh tro, trái cây và vận động người dân ra trước sân nhà tập thể dục tăng cường sức khỏe.

Lạ thay chỉ với hành động đơn giản như vậy mà sâu bọ đã đàn lũ khéo đi hết. Đôi Truân còn bảo thêm: “Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng”. Kể từ đó người dân đã đặt cho ngày này là ngày Tết giết sâu bọ hay là Tết Đoan Ngọ vì cúng vào giữa giờ Ngọ.

Trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch, nếu bạn muốn hút tài lộc vào nhà, công việc làm ăn thuận lợi, đừng quên đặt những món này lên bàn thờ Thần Tài, tổ tiên nhé:

Mâm cúng người miền Bắc

Quả mận: Phần lớn người miền Bắc thường chọn quả này trong ngày Tết Đoan Ngọ. Bởi theo phong tục của người miền Bắc thì quả mận có vị chua có thể diệt trừ sâu bọ và tốt cho răng miệng. Không những vậy quả mận chín có màu đỏ còn tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, gia chủ làm ăn phát đạt.

Quả vải: Đối với người miền Bắc quả Vải màu đỏ, có vị ngọt tượng trưng cho sự ngọt ngào, gia đình đầm ấm, sum vầy. Sắc đỏ cũng tượng trưng cho sự may mắn tài lộc, buôn may bán đắt, công việc thuận lợi hanh thông.

Rượu nếp cẩm: Nếu muốn mâm cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ chắc chắn không thể thiếu rượu nếp cẩm. Theo ông cha, rượu nếp cẩm có thể loại trừ tai ương, giúp con người luôn khỏe mạnh, vượt mọi khó khăn thử thách và hái được trái ngọt.

Rượu nếp cẩm là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc.

Rượu nếp cẩm là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc.

Mâm cúng người Miền Trung

Thịt vịt: Đối với người miền Trung mâm cúng Tết Đoan Ngọ có thể sắp hoa quả nào cũng được nhưng nhất định không thể thiếu thịt vịt. Bởi theo người xưa Vịt giúp xua đuổi vận xui, mang nhiều may mắn, tài lộc tới gia chủ.

Mâm cúng người miền Nam

Bánh ú: Bánh ú là thứ không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người Miền Nam. Bánh ú tượng trưng cho sự tài lộc, may mắn, cuộc sống gia đình dư giả, lúc nào cũng “cơm no rượu say”.

Giờ cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất

Theo như đã nói ở trên Đoan có nghĩa là khởi đầu, Ngọ có nghĩa là khoảng thời gian từ 11h sáng đến 1h chiều. Do đó, Tết Đoan Ngọ nên cúng vào khoảng thời gian từ 11 – 13 giờ để giúp mọi việc hanh thông, mùa màng bội thu. Tuy nhiên ngày nay công việc bận rộn mọi người có thể cúng vào 7 -9 sáng ngày 5/5.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X