Tâm sự của bà mẹ trẻ sau sinh con 1 năm: Làm mẹ là một nghề trên cả khó, vượt qua được là anh hùng

Ai đó từng nói rằng, làm mẹ là 1 nghề siêu khó. Trở thành một người mẹ buộc bản thân trở nên mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong năm đầu tiên sau khi sinh, nếu vượt qua được, bạn là 1 siêu anh hùng ngoài đời thật. Tôi vừa trải qua năm đầu tiên

Ai đó từng nói rằng, làm mẹ là 1 nghề siêu khó. Trở thành một người mẹ buộc bản thân trở nên mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong năm đầu tiên sau khi sinh, nếu vượt qua được, bạn là 1 siêu anh hùng ngoài đời thật. Tôi vừa trải qua năm đầu tiên sau sinh con, nghĩ đến những điều khó khăn trong một năm này, thực sự có quá nhiều thứ, tôi cảm thấy quá mệt mỏi.

1. Tôi bị áp lực sau khi ở cữ

Tôi thực sự không muốn nhớ lại trải nghiệm sinh con nữa, nó như là 1 cái gì đó ám ảnh trong tâm trí tôi. Lúc đó sau khi sinh em bé, tôi nằm viện 5 ngày rồi về nhà ở cữ, cả mẹ đẻ và mẹ chồng tôi đều ở đó, tôi cứ nghĩ cả 2 mẹ con sẽ được yên thân nhưng thực tế không phải vậy.

Kinh nghiệm nuôi con nhỏ của 2 người xưa khác biệt hoàn toàn với tôi. Mẹ đẻ cho rằng phương pháp nuôi dạy con của bà là đúng, còn mẹ chồng thì cho rằng kinh nghiệm của mình là rất quý báu, thấy mâu thuẫn ngày càng leo thang, chồng tôi đi làm về vẫn phải đối mặt với những lời phàn nàn của mẹ chồng và cả mẹ tôi. Cuối cùng không còn cách nào để điều chỉnh mâu thuẫn nên tôi đành để cả 2 người mẹ về nhà của họ.

Sau mười ngày chăm con 1 mình, cuối cùng tôi cũng bớt đi áp lực, nhưng tôi luôn cảm thấy chồng không quan tâm đến mình? Tuy nhiên, sau khi trò chuyện với một đồng nghiệp, tôi phát hiện ra rằng hóa ra cô ấy cũng gặp phải vấn đề giống mình, và nghiêm trọng hơn là kéo dài cả tháng.

Đúc kết vấn đề này, tôi mong rằng những bạn bè khi sinh con, nhất định đừng để mẹ đẻ và mẹ chồng ở chung để chăm sóc mình, điều này dễ xảy ra xung đột, vô hình chung bạn sẽ bị áp lực từ cả 2 phía.

hình ảnh

2. Nỗi đau sau sinh

Sau khi làm mẹ, tôi bị đau lưng sau sinh, cúi xuống còn không thẳng được chứ đừng nói đến việc bế con lên. Chứng đau lưng sau sinh kéo dài đến khi con được 1 tuổi một tháng mới cải thiện được, tâm trạng sau đó mới tốt hơn. Không chỉ vậy, vì tôi sinh mổ, vết thương những ngày đầu chưa hồi phục, cứ đau âm ỉ, con thì quấy khóc cả đêm, tôi phải thức để bế từ 1h sáng đến 4 giờ sáng.

Chưa kể đến mỗi đêm phải thức 2 lần dậy để hút sữa, cứ thế quay ra quay vào, chẳng thể chợp mắt được là bao nhiêu. Nghĩ lại khoảng thời gian này, tôi vẫn không hiểu tại sao mình có thể vượt qua được. Cảm giác bất lực thực sự rất khó chịu nhưng bạn phải tin rằng mọi khó khăn chỉ là tạm thời. Phải cố gắng chịu đựng để có kết quả tốt. Tôi cũng nhắc các mẹ không nên vội vàng làm việc sau khi sinh, nhất là khi cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn.

hình ảnh

Nguồn hình: sohu

3. Chồng đi công tác xa nhà

Vâng, thử thách thứ 3 mang đến cho chúng tôi sau khi sinh con là: Yêu và rời xa. Thứ liên lạc duy nhất là điện thoại và video nên anh ấy không cảm nhận được những vất vả khi chăm con nhỏ của tôi. Trong thời gian này, chúng tôi đều cảm thấy xa cách nhau. Anh ấy nói: “Chúng ta xa nhau quá lâu rồi, lúc trước nhìn em anh biết em muốn gì, nhưng giờ anh không cảm nhận được cảm giác này”. Tôi trả lời rằng: “Trước đây, chúng ta sẽ đi ăn tối sau khi tan sở và gặp gỡ đồng nghiệp và bạn bè, nhưng bây giờ em không còn là em của những năm đó nữa”.

Tôi có 1 lời khuyên dành cho các bạn trẻ là khi trở thành những bà mẹ thì hãy cố gắng ở bên cạnh chồng mình, cả đời người rất ngắn, thời gian thuộc về một gia đình 3 người cũng không dài, trong nháy mắt, con cái trưởng thành.

hình ảnh

Dù cuộc đời là một con đường dài nhưng thường chỉ có vài bước là đến những điểm quan trọng. Ví dụ, thi đại học, chọn nghề, kết hôn và sinh em bé đều là những bước quan trọng trong cuộc đời, đặc biệt là sinh em bé. Khi bạn quyết định có con: Bạn phải chịu mọi thứ về trách nhiệm của đứa trẻ mình sinh ra, tôi tin bạn sẽ vượt qua được.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X