Sự khác biệt lớn giữa trẻ hay khóc và trẻ kìm nén không khóc bao giờ, nghe xong cha mẹ sẽ muốn ngừng ngay việc trách trẻ

Chảy nước mắt được nhiều bậc phụ huynh xem là biểu hiện của sự yếu đuối nên họ sẽ không cho con mình khóc nữa. Trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ đã phải trải qua rất nhiều lần thất bại và cho rằng chỉ có sự cố gắng kiên trì thì mới thành công

Chảy nước mắt được nhiều bậc phụ huynh xem là biểu hiện của sự yếu đuối nên họ sẽ không cho con mình khóc nữa. Trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ đã phải trải qua rất nhiều lần thất bại và cho rằng chỉ có sự cố gắng kiên trì thì mới thành công được còn việc khóc lóc không giải quyết được vấn đề. Khi thấy con khóc, cha mẹ thường dễ mất bình tĩnh. Trước khi kịp nhận ra, họ đã hét lên với trẻ “Đừng có khóc nữa, không thì…” và nạt nộ trẻ, khiến mọi chuyện tồi tệ hơn.

Sự khác biệt lớn giữa trẻ hay khóc và trẻ kìm nén không khóc bao giờ, nghe xong cha mẹ sẽ muốn ngừng ngay việc trách trẻ-1

(Ảnh minh họa)

Sai lầm chủ yếu của cách xử sự trên là do người lớn đa phần nghĩ trẻ khóc lóc là do cố tình, nhưng sự thật lại không phải như thế. Bác sĩ Jeff Laponsie từ Trung tâm tư vấn gia đình và trẻ em Kalamazoo giải thích: “Trẻ thường không có được ích lợi gì từ việc khóc lóc. Hầu hết trẻ trở nên như vậy bởi vì có một vấn đề phát sinh quá lớn khiến chúng khó có thể giải quyết một mình. Đó có thể là một nhu cầu hay một tình huống quá tầm so với những kĩ năng mà chúng có…”

Hậu quả nếu cha mẹ không cho con mình khóc

Một mặt, kìm nén sự giải tỏa cảm xúc của trẻ sẽ tạo điều kiện cho trẻ tích tụ những cảm xúc xấu trong lòng, lâu ngày tâm hồn trẻ có thể bị tổn thương, rất có thể đi đến cực đoan. Ngược lại, những đứa trẻ hay biểu lộ cảm xúc bằng việc khóc thì khác, sau khi được giải tỏa tức thời về cảm xúc, chúng lạc quan hơn và có thể đối phó với những điều tồi tệ một cách bình tĩnh hơn.

Sự khác biệt lớn giữa trẻ hay khóc và trẻ kìm nén không khóc bao giờ, nghe xong cha mẹ sẽ muốn ngừng ngay việc trách trẻ-2

Mặt khác, một đứa trẻ không khóc có thể trông mạnh mẽ, nhưng thực tế không phải vậy. Những đứa trẻ không thể khóc có tâm lý tương đối kém, khi gặp một số vấn đề khó khăn, chúng rất có thể chọn cách từ bỏ. Nhưng những đứa trẻ hay khóc, chúng có vẻ trông yếu ớt, chúng khóc khi gặp vấn đề nhưng sau đó hầu hết chúng có thể nghiến răng để đối mặt với vấn đề. Đây chính là điểm khác biệt giữa hai loại trẻ này. Thành tích của chúng cũng khác nhau.

Vì vậy, cha mẹ không nên hạn chế trẻ quấy khóc mà nên khuyến khích trẻ biểu đạt cảm xúc. Nhưng cũng cần chú ý đến phương pháp và hiểu rõ việc quấy khóc là đúng hay không đúng trong các hoàn cảnh khác nhau.

1. Nỗi buồn chán trong lòng có thể được giải tỏa bằng cách khóc

Khóc là một loại biểu hiện cảm xúc, trẻ được phép bộc lộ cảm xúc của mình. Cha mẹ nên giải quyết nhu cầu của trẻ bằng cách dạy cho trẻ cách biểu đạt cảm xúc phù hợp hơn, như sử dụng các từ đơn giản để miêu tả tâm trạng. Sau đó khi trẻ đã miêu tả được, hãy khen ngợi trẻ vì đã biết cách nói ra nhu cầu của bản thân.

Sự khác biệt lớn giữa trẻ hay khóc và trẻ kìm nén không khóc bao giờ, nghe xong cha mẹ sẽ muốn ngừng ngay việc trách trẻ-3

(Ảnh minh họa)

Hãy ghi nhớ rằng, việc con khóc – cũng giống việc trẻ tức giận hoặc cười đùa, không hề xấu. Đó là cách trẻ giải quyết các vấn đề về cảm xúc mà cha mẹ nên quan tâm, đặc biệt là nếu cơn tức giận của trẻ có thể làm trẻ hoặc người khác bị thương.

Trong cuộc sống, ai cũng sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Do vậy, điều cần thiết là cha mẹ phải có cách dạy con và trao quyền cho con từ sớm để trẻ có thể sử dụng lời nói biểu đạt cảm xúc thay vì khóc lóc, la hét hay dùng bạo lực.

2. Hành vi sau khi khóc cũng rất quan trọng

Nhiều khi nhìn thấy con mình khóc lóc, cha mẹ thường cố gắng dỗ dành ngay lập tức. Mọi phản ứng lúc đó đều khiến trẻ nhận ra chúng đang “được quan tâm” và càng tiếp tục. Cha mẹ không nên hạn chế việc con khóc mà nên hạn chế những hành vi sau khi con khóc. Nếu con không chọn cách giải quyết thì cha mẹ đừng mềm lòng mà phải để con tự làm. Sau khi trẻ bình tĩnh, các mẹ nên ôm trẻ vào lòng và bắt đầu nói về chuyện vừa xảy ra. Bạn có thể nói với con rằng bạn hoàn toàn hiểu được cảm giác khi ấy của con và giúp con diễn đạt những cảm xúc khó chịu thành lời.

Việc quan trong là bố mẹ hãy giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy con. Nếu mẹ cảm thấy khó kiềm chế cảm xúc hoặc bối rối không biết xử trí, hãy đảm bảo con ở tình trạng an toàn và ra ngoài thư giãn một chút. Sau khi tâm trạng ổn định hơn, mẹ quay lại và nói chuyện tiếp với trẻ.

Trong cuộc sống, cha mẹ không nên kìm chế nước mắt của con cái, hãy để trẻ vui thì nên cười và khóc khi nào nên khóc. Sau khi trẻ khóc, cha mẹ nên động viên trẻ giải quyết vấn đề. Chúng sẽ học được cách làm việc hiệu quả hơn từ những thất bại và học được cách giải quyết vấn đề mà không cần đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X