Sau bữa trưa ở trường, bé 5 tuổi qua đời do sơ suất của giáo viên

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh có thể tiếp thu và học cái mới nhanh hơn sau khi có một giấc ngủ ngon. Vì vậy, các thầy cô giáo ở trường mầm non thường ép trẻ ngủ sau bữa ăn trưa. Mới đây, vụ bé Tiểu Mặc (5 tuổi) bị đột tử khi

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh có thể tiếp thu và học cái mới nhanh hơn sau khi có một giấc ngủ ngon. Vì vậy, các thầy cô giáo ở trường mầm non thường ép trẻ ngủ sau bữa ăn trưa.

Mới đây, vụ bé Tiểu Mặc (5 tuổi) bị đột tử khi đang ngủ trưa tại trường mẫu giáo đã gây xôn xao dư luận Trung Quốc. Điều tra viên của vụ án cho biết: Vào buổi trưa, bé Tiểu Mặc ăn rất nhiều. Đến giờ ngủ trưa, Tiểu Mặc có nói với giáo viên chủ nhiệm rằng bụng em căng tức, không ngủ được. Nhưng, giáo viên của cậu bé không để tâm, họ bảo em nên nghe lời và ngủ trưa như các bạn. Sau đó, Tiểu Mặc đã miễn cường nằm ngủ và cuối cùng ra đi mãi mãi.

Khi giáo viên phát hiện, miệng của Tiểu Mặc trở nên thâm đen, có ngậm thức ăn. Cơ quan điều tra cho biết, thức ăn không thể tiêu hóa đã trào ngược và tắc nghẽn ở thực quản khiến bé không thể thở, dẫn đến hệ quả thương tâm.

Chỉ vì ăn quá no trước khi ngủ, bé Tiểu Mạch đã phải trả giá bằng mạng sống của mình

Trước đó, trường hợp bé Tiểu Vạn (5 tuổi) cũng đã gióng lên hồi chuông báo động các bậc cha mẹ và người lớn không nên cho trẻ ngủ ngay sau khi ăn quá no. Tuy nhiên, có lẽ nó đã xảy ra quá lâu (2016) nên người lớn đã quên bẵng đi vụ việc đó. Được biết, vào buổi sáng trước khi đi học, mẹ bé Tiểu Vạn đã cho con ăn sáng với một bát cháo thịt gà và một ly sữa. Đến giờ ăn trưa thì cậu bé lại bị cô giáo Lâm ép ăn hết thức ăn và không được lãng phí thực phẩm. Bình thường vốn là một đứa trẻ ngoan ngoãn và biết nghe lời nên Tiểu Vạn đã cố gắng ăn hết số cơm đó.

12h10 cùng ngày, cả lớp phải đi ngủ, bé Tiểu Vạn buộc phải đi ngủ cùng các bạn dù đã nói với cô giáo rằng em không thể ngủ, nhưng cô giáo lại “dọa” nếu không ngủ trưa thì sẽ không lớn được nên cậu bé đành nằm yên và ngủ thiếp đi từ lúc nào không biết.

Đến khoảng 14h30 phút thì các bạn trong lớp đều thức dậy sau giờ ngủ trưa thì cô Lâm mới nhận thấy Tiểu Vạn vẫn nằm ngủ. Vì nghĩ rằng cậu bé ngủ muộn hơn so với các bạn nên cô Lâm đã không đánh thức.

20 phút sau, Tiểu Vạn vẫn chưa tỉnh dậy, nghi có sự chẳng lành thì giáo viên mới gọi cậu bé nhưng lại không thấy em trả lời. Đến lúc này thì cô Lâm mới tá hỏa khi thấy học sinh của mình đã ngừng thở còn môi và mũi thì đều chuyển sang màu đen. Ngay lập tức, hai giáo viên đã đưa Tiểu Vạn tới bệnh viện để cấp cứu.

Tuy nhiên tại bệnh viện, các bác sĩ cũng đành lắc đầu bất lực vì sự việc được phát hiện quá muộn. Bản thân cô Lâm thì đã ngất ngay khi nghe tin học sinh mình đã tử vong. Các bác sĩ cũng cho hay nếu trẻ em ăn quá no trước khi đi ngủ trưa thì sẽ khiến thức ăn nghẹn lại ở khí quản, khả năng cao gây ra tử vong.

Thực tế, ai cũng biết giấc ngủ trưa cực kỳ quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ, nên sau khi ăn, người lớn (kể cả cha mẹ của trẻ và các giáo viên) thường bắt trẻ đi ngủ.

Chưa kể, sau khi ăn no, ai cũng có cảm giác buồn ngủ như kiểu “căng da bụng trùng da mắt” mà ông bà ta hay nói vì lúc này dạ dày sẽ co bóp, một khối lượng lớn máu sẽ dồn xuống dạ dày giúp cho quá trình tiêu hoá nên số lượng máu lên não bộ và các cơ quan khác giảm đi dẫn đến hiện tượng buồn ngủ, mệt mỏi.

Để hạn chế những cái chết do trẻ ăn quá no, người lớn cần lưu ý những vấn đề sau khi cho trẻ ngủ trưa ngay sau bữa ăn:

– Nên cho trẻ ngủ sau khi ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng;

– Không nên ép trẻ ăn quá no trước giờ ngủ. Trong trường hợp trẻ ăn quá nhiều, người lớn có thể không cho trẻ ngủ trưa và cho trẻ ngủ sớm vào buổi tối (nếu là giáo viên, hãy nhớ dặn dò phụ huynh cho trẻ ngủ sớm);

– Trường hợp trẻ khó ngủ trưa, trằn trọc 1-2 tiếng sau mới chìm vào giấc ngủ, đồng thời nếu trẻ không ngủ trưa, có biểu hiển không tỉnh táo vào buổi chiều, cha mẹ hoặc giáo viên nên cân nhắc lùi thời gian ngủ trưa của trẻ.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X