1. Đừng cố giúp việc vượt quá khả năng của mình
Làm việc thiện cũng cần có thước đo, đừng vì bất kỳ điều gì mà cố giúp những việc vượt quá khả năng của mình. Khi bạn tự dối chính mình, cố sức làm việc mình không thể không chỉ khiến bản thân chịu nhiều áp lực, tốn năng lượng và thời gian mà còn có thể gây phản tác dụng.
Nếu bạn cố gắng giúp đỡ, sẽ có hai tình huống xảy ra:
Tình huống thứ nhất: Bạn đã rất nỗ lực để giúp đỡ nhưng người khác lại cho rằng đó là một nỗ lực đơn giản. Họ sẽ không thấy biết ơn và coi đó là điều hiển nhiên, tiếp tục kéo theo những lần sau đều như vậy.
Tình huống thứ hai: Bạn đã hứa sẽ giúp đỡ người khác nhưng điều đó quá sức bạn và kết quả đạt được không như người ấy mong đợi. Bạn mất công mất sức nhưng lại nhận về sự tổn thương, đối phương mất sự tin tưởng vào lời nói của bạn.
Biết cách từ chối người khác cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành. Từ chối là điều cần làm khi đó là sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân và những người khác, không làm bản thân khó xử và để đối phương có những phương án khác.
Đây chính là hành động có trách nhiệm với bản thân cũng như người đề nghị giúp đỡ. Đừng vì sĩ diện mà nhận lợi những việc quá sức. Chỉ bằng cách làm những gì có thể, chúng ta mới có thể giúp đỡ đúng người và đặt lòng tốt đúng chỗ.
2. Đừng giúp những việc làm tổn thương người khác
Trong cuộc sống, nếu ai đó nhờ bạn giúp việc có thể gây tổn thương đến người khác, đừng hấp tấp mà nhận lời giúp đỡ.
Bạn sẽ không bao giờ biết được cái gọi là “thiện chí” của mình lại có thể gây ra tác hại gì cho người kia. Trong trường hợp này, lòng tốt của bạn và hành vi của bạn dù xuất phát từ lòng tốt nhưng lại trở thành điều tiêu cực.
3. Đứng giúp người khác đưa ra quyết định quan trọng
Tiếc nuối lớn nhất trên đời chỉ có thể gói gọn trong bốn chữ “Tôi đã có thể…”.
Một điều khiến nhiều người nuối tiếc chính là: “Nhận định của tôi đã đúng nhưng cuối cùng lại nghe theo sự lựa chọn của người khác. Tôi thực sự hối hận”.
Mỗi người cần có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người và tiếp thu có chọn lọc để tự đưa ra quyết định của mình, thay vì nghe theo để rồi sau này trách móc.
Nếu ai đó nhờ bạn đưa ra những quyết định lớn cho cuộc đời họ, đừng vội giúp đỡ. Đừng để sự nhiệt tình của bạn khiến người khác lựa chọn con đường không phụ hợp và đừng để những hạn chế của bạn ảnh hưởng đến người khác.
Nhiều quyết định có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong cuộc đời, vì vậy đừng thay ai đó quyết định cuộc đời họ, ngay cả khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn họ.
Bạn không phải là họ, không thể hiểu hết về một người và càng không thể xem xét hết tất cả các yếu tố từ góc độ của đối phương. Đôi khi sự khác biệt về giá trị này sẽ khiến đối phương đánh mất điều mình mong muốn nhất và hối hận cả đời.
Đừng thay người khác đưa ra quyết định lớn trong đời, ngay cả khi đó là người thân thiết nhất của bạn. Vì đó là cuộc sống của họ và sau cùng thì bạn không phải là họ.
Mỗi lời nói ra đều cần suy nghĩ, đừng để những điều hối tiếc lớn nhất của người khác liên quan đến mình.
4. Không ích gì nếu nó liên quan đến tiền bạc
Bạn càng tốt bụng, bạn sẽ càng ít nhận ra ra ý đồ xấu của người khác. Những người có tâm hồn ngây thơ thường bị lợi dụng lòng tốt bởi những người có động cơ thầm kín.
Hai cô gái nọ sau những ngày ở trọ cùng nhau, dần trở nên thân thiết. Một ngày, cô gái A hỏi vay tiền người bạn cùng phòng và nói rằng gia đình cô ấy có người đang ốm, cần tiền để phẫu thuật. Người bạn kia đã dành cả đêm để an ủi bạn mình, đem cả mấy tháng tiền lương cho bạn mượn.
Một tuần sau khi người bạn cùng phòng rời đi, cô không thể liên lạc được với bạn và chỉ khi được cảnh sát thông báo, cô mới biết rằng mình đã bị lừa.
Nhiều người sẵn sàng lợi dụng lòng tốt của người khác, thậm chí là người thân yêu để lừa đảo tiền bạc. Vì sự tin tưởng hay những phút yếu đuối, lý trí của chúng ta giảm đi, dốc lòng dốc sức giúp đỡ để rồi cuối cùng mình là người phải gánh nợ nần, tự đẩy bản thân vào tình huống khổ sở.
Tất nhiên, trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn bè và người thân chúng ta rơi vào khó khăn và cần sự giúp đỡ. Hãy nhớ câu nói: “Không nên có tâm hại người nhưng cũng đừng quên phòng thủ”.
Đừng quá tin tưởng một ai đó vì lòng người hay thay đổi, mọi việc khó lường, chỉ cần đi sai một bước là có thể tự đẩy mình vào vũng lầy.
Đừng giúp đỡ một cách mù quáng nếu liên quan đến tiền bạc và lợi ích, nếu có rủi ro hãy cẩn thận trước khi giúp đỡ.
Hãy nhớ rằng, luôn có một gia đình phía sau bạn.
5. Đừng giúp đỡ người vô ơn
Người ta nói rằng, khi bạn giúp ai đó một túi gạo, họ sẽ gọi bạn là ân nhân. Nhưng khi bạn giúp họ cả bao gạo, người ta có thể sẽ không đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn. Bạn có thói quen giúp đỡ, người khác cũng có thói quen nhận.
Có một câu chuyện từng được chia sẻ nhiều trên mạng internet: Do nhà có điều kiện nên bà mẹ này thường rất hào phòng chia sẻ đồ chơi của con trai mình cho những đứa trẻ nhà hàng xóm.
Một lần, cô mua đồ chơi mới cho con trai và vì thích món đồ chơi đó quá nên đứa bé không muốn cho bạn mượn. Cô đã nói rất nhiều con trai mình nhưng cậu bé vẫn không nghe, đứa trẻ hàng xóm liền về nhà trông rất tủi thân.
Đến tối, cô vốn muốn sang gặp nhà hàng xóm để giải thích về điều này nhưng rồi vô tình nghe thấy người hàng xóm kia khi biết chuyện liền nói cô thật keo kiệt khi không cho con nhà mình mượn đồ chơi mới. Thậm chí, người hàng xóm còn phàn nàn rằng những đồ ăn cô cho con họ ít quá, ăn không bõ.
Nếu bạn không được trân trọng và biết ơn, đừng để mình phải hối tiếc vì đã giúp đỡ ai khác. Đừng để lòng tốt của bạn bị phí hoài, đừng để sự chân thành của mình bị chà đạp hết lần này đến lần khác.
Một người không hiểu lòng tốt và biết ơn bạn, dù bạn có cho bao nhiêu đi nữa, anh ta cũng sẽ nghĩ rằng sự giúp đỡ của bạn là điều hiển nhiên. Một ngày nào đó, khi bạn không thể giúp được nữa, anh ta sẽ nghĩ rằng bạn đã “nợ anh ấy”.
Bạn không bao giờ có thể đánh thức một người giả vờ ngủ và bạn không bao giờ có thể thoả mãn một người vô ơn.