Nhầm sốt xuất huyết sang bệnh khác, nhiều trẻ dưới 1 tuổi 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐤ị𝐜𝐡

Ngày 26/7, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa cứu sống nhiều trẻ nguy kịch dưới 1 tuổi. Tất cả đều mắc sốt xuất huyết nặng. Trường hợp đầu tiên là bé trai 11 tháng tuổi, sống ở Tiền Giang. Bệnh sử

Ngày 26/7, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa cứu sống nhiều trẻ nguy kịch dưới 1 tuổi. Tất cả đều mắc sốt xuất huyết nặng.

Trường hợp đầu tiên là bé trai 11 tháng tuổi, sống ở Tiền Giang. Bệnh sử ghi nhận trẻ bị sốt cao liên tục 4 ngày, tiêu chảy nhiều lần. Tại phòng khám tư gần nhà, trẻ được chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng và cho uống thuốc (không rõ loại).

Đến ngày thứ 5, trẻ bớt sốt nhưng lừ đừ, tiêu lỏng, phân xanh, tay chân lạnh. Người nhà vội đưa trẻ đến bệnh viện địa phương và được chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa. Ngay lập tức, bệnh nhi được chuyển lên TP.HCM.

Trẻ nguy kịch vì sốt xuất huyết nặng. Ảnh: BVCC

Tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, các bác sĩ tiếp tục truyền dịch chống sốc, xét nghiệm cho thấy bệnh nhi bị sốt xuất huyết, thể tích hồng cầu giảm, tiểu cầu giảm, men gan tăng cao. Suốt 1 tuần điều trị, tình trạng trẻ mới cải thiện dần, men gan trở về bình thường.

Hai bệnh nhi 7 tháng tuổi và 9 tháng tuổi khác cũng nhập viện trong tình trạng nặng tương tự. Các bé sốt, ho sổ mũi 4 ngày. Tại phòng khám bác sĩ tư, trẻ được chẩn đoán viêm hô hấp trên và điều trị kháng sinh, hạ sốt, giảm ho.

Đến ngày thứ 5, tình hình vẫn không cải thiện nên gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Tại đây, trẻ được thực hiện các xét nghiệm, xác nhận bị sốc sốt xuất huyết.

Đáng chú ý, một bé gái 8 tháng tuổi, ở Đồng Tháp rơi vào nguy kịch ngay khi nhập bệnh viện tuyến dưới. Trước đó, trẻ sốt cao liên tục 3 ngày, ho sổ mũi, ói nhiều lần ra dịch lợn cợn nâu, bụng chướng, nổi chấm xuất huyết trên da. Gia đình đưa trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện địa phương.

Kết quả các xét nghiệm cho thấy trẻ nhiễm sốt xuất huyết, dung tích hồng cầu giảm còn 25%, tiểu cầu 23000/mm3 (bình thường 200.000-300.000/mm3), men gan tăng cao. Các bác sĩ phải chống sốc tích cực với dung dịch điện giải, dung dịch cao phân tử, truyền máu và chuyển lên TP.HCM.

Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, trẻ được tiếp tục điều trị chống sốc, truyền máu, hỗ trợ gan và có cải thiện. Nhưng đến ngày thứ 7-8 trẻ sốt trở lại. Xét nghiệm máu cho thấy trẻ rơi vào hội chứng thực bào máu sau sốt xuất huyết. Suốt 3 tuần điều trị tiếp theo, trẻ mới hồi phục.

Bác sĩ Tiến cảnh báo, sốt xuất huyết có thể tấn công trẻ nhũ nhi (trẻ dưới 1 tuổi). Tuy nhiên, biểu hiện không điển hình như sốt nhẹ vừa, không liên tục, kèm ho sổ mũi, hắt hơi, hay tiêu chảy, nôn ói,… Điều này dễ gây lầm tưởng với các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa hay nhiễm trùng…

“Do đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để thăm khám, xét nghiệm định bệnh chính xác. Từ đó, có cách điều trị thích hợp cho trẻ”, bác sĩ Tiến nhấn mạnh.

Cách nhận biết sớm sốt xuất huyết ở trẻ để điều trị kịp thời - Đài phát thanh và truyền hình Nghệ An

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ cũng giống như các bệnh do virus thông thường, tuy nhiên biểu hiện có thể đặc biệt hơn một chút. Đầu tiên trẻ có thể đau đầu, đau mỏi người, tiếp đến là sốt và do có xung huyết, phát ban, chảy máu cam và đi ngoài có phân đen. Tuy theo từng giai đoạn bệnh các triệu chứng sẽ khác nhau.

Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn đầu, thường khó phân biệt với các bệnh sốt do virus thông thường. Bé có biểu hiện sốt cao ngột ngộ từ 39-40 độ và liên tục trong 1-2 ngày đầu sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn 2 – giai đoạn nguy hiểm.

Giai đoạn nguy hiểm: Sau giai đoạn đầu trẻ tiến vào giai đoạn 2 là giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn này thường rơi vào khoảng từ ngày 3 đến ngày 7 kể từ khi sốt. Lúc này bé có thể có các triệu chứng nặng như bứt rứt, khó chịu và quấy khóc. Với những trẻ lớn hơn, có thể bé thường than đau đầu, không muốn ăn và buồn nôn. Khi bố mẹ quan sát ở trên da có biểu hiện sung huyết, 2 mắt đau nhức và có thể chảy máu chân răng hoặc máu cam, thậm chí xuất huyết nội tạng (đái ra máu,…). Sau đó bệnh chuyển qua giai đoạn 3 – giai đoạn phục hồi.

Giai đoạn phục hồi: Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu hết sốt và sức khỏe tốt dần lên, trẻ dần có cảm giác thèm ăn, huyết động ổn định, trẻ đi tiểu nhiều hơn và các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên khôi phục về tình trạng bình thường. Tuy vậy, ở những trẻ nặng, từ giai đoạn này có thể xuất hiện một số biến chứng diễn tiến rất khó lường.

Cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em

Theo bác sĩ Kim Thoa, đối với sốt xuất huyết, quan trọng bố mẹ cần theo dõi bé ở nhà vì không phải tất cả trẻ mắc sốt xuất huyết đều phải nhập viện, trong khi điều trị tại nhà cần lưu ý một số vấn đề sau: (3)

  • Thứ nhất, bác sĩ sẽ là người trực tiếp quyết định bệnh nhi đó có đủ tiêu chuẩn và điều kiện để điều trị tại nhà hay không. Dựa và các yếu tố như xét nghiệm máu, đánh giá máu có cô đặc nhiều không, tiểu cầu thấp quá không, nếu các điều kiện này ở mức chấp nhận được và an toàn, không gây xuất huyết bệnh nhi sẽ được chấp thuận điều trị tại nhà.
  • Bố mẹ cần theo dõi và giúp bé tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không ít phụ huynh thấy con bệnh chán ăn nên cho bé đi truyền nước biển. Tuy nhiên điều này vô cùng nguy hiểm vì tùy giai đoạn sẽ có lúc bé thiếu nước, có lúc bé dư nước. Vì vậy việc tự ý cho bé đi truyền nước vô hình chung làm bệnh của bé trầm trọng hơn.
  • Cho bé uống nhiều nước, oresol theo dõi. Trong trường hợp bé không muốn uống oresol bố mẹ có thể bổ sung thay thế như nước dừa, các loại nước hoa quả hoặc nước cháo muối đường. Nếu bé có dấu hiệu lừ đừ, bứt rứt khó chịu, đau bụng, ói nhiều, không ăn uống được, tiểu ít, chảy máu chân răng, đi cầu ra máu, khó thở… thì cần đưa đến bệnh viện gấp.
  • Nếu bé bị sốt cao, co giật từ 2 lần trở lên thì có thể là sốt cao co giật đơn thuần. Đây là sốt co giật toàn thể, bé có thể mắt nhìn trợn ngược lên, tay chân giật và miệng có sùi bọt,… cơn co giật kéo dài từ 1-2 phút là hết, trường hợp này được xác định đối với những bé không có tiền sử chấn thương não, viêm màng não, gia đình không có tiền sử động kinh hay bệnh về não bộ thì chúng tôi gọi đó là sốt cao co giật đơn thuần.
  • Trong trường hợp này, bố mẹ cần bình tĩnh xử trí bằng cách cho bé nghiêng sang 1 bên ngay lập tức vì nếu nằm ngửa sẽ có nguy cơ bé bị sặc. Cho bé uống hạ sốt, đặt thuốc, theo dõi đồng hồ để biết thời gian bé bị giật, không đưa tay vào miệng bé và cho lưỡi bé thụt vào trong chứ không lè ra ngoài qua răng.
  • Với việc ăn uống, bố mẹ cho bé ăn thực phẩm mềm, lỏng, không ăn đồ chiên rán, và không để bé ăn thực phẩm có màu đen hoặc đỏ vì trong bệnh cảnh sốt xuất huyết sẽ có xuất huyết tiêu hóa, nếu bé ăn những thực phẩm này thì khi bé ói hoặc đi ngoài sẽ rất khó phân biệt có đi ra máu hay không, gây khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán.
  • Bên cạnh đó, bố mẹ cần theo dõi nhiệt độ cho bé để xem khi nào bé cần được hạ sốt, nếu bé hạ sốt đột ngột kèm theo không khỏe thì cần đặc biệt chú ý vì có thể đó là tình trạng chuyển nặng. Khi bé sốt mẹ có thể lau mát cho bé, hạn chế dùng thuốc, uống nhiều nước và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh việc lạm dụng thuốc ảnh hưởng đến chức năng gan. Chỉ nên hạ sốt khi bé trên 38.5 độ và không tự ý điều chỉnh liều thuốc của con.

Những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách chữa trị | Huggies

Theo bác Thoa, ngoài paracetamol, nhiều gia đình tự trữ thuốc ibuprofen và thấy thuốc này hạ sốt tốt nên tự ý sử dụng. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên không nên tự ý sử dụng ibuprofen nếu không có chỉ định vì ibuprofen ảnh hưởng và làm giảm chức năng tiểu cầu và dễ xuất huyết hơn.

Nếu ở nhà bé uống oresol, uống nước dừa hoặc nước cháo tốt, cứ 4-6 tiếng mới sốt lại thì bạn cứ yên tâm, đến ngày thứ 3 mới cần đưa bé đến khám lại. Sau ngày thứ 3 có thể có giảm tiểu cầu, ngày thứ 4-5 có thể nguy hiểm nên cần theo dõi kỹ. Tuy nhiên, diễn tiến bệnh ở trẻ con nhiều khi không thể lường trước, nên bạn phải để ý và đưa bé đến ngay bệnh viện để chúng tôi theo dõi lượng dịch. Nếu bé sốt cao và không ăn thì cần cho bé nhập viện ngay để được truyền dịch kịp thời.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X