Thế nhưng nhiều người vẫn thắc mắc rằng ‘nhẹ là như thế nào’ và làm sao để vượt qua, nhất là khi tự cách ly tại nhà.
Khi chia sẻ về vấn đề này, một trong số những trường hợp hợp như vậy là vợ chồng anh Lê Anh V. (51 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội) mà mình vừa đọc được trên báo Infonet. Giờ mình chia sẻ câu chuyện của 2 vợ chồng anh V. để mọi người biết khi nhiễm ‘cô vít’ anh cảm giác thế nào nha.
Nhiều người tự test nhanh ‘cô vít’ ở nhà. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Chồng chỉ bị mất vị giác và khứu giác 1 tuần, vợ triệu chứng nhẹ hơn cả khi tiêm vắc xin
Anh V. làm bán hàng tự do, ngày 4/1, anh cảm giác vướng vướng, ngứa ở họng nên anh V. đã mua que thử về nhà tự test. Sau khi 2 vợ chồng nhận kết quả dương tính với ‘cô vít’, vợ anh V. vô cùng lo lắng vì lo cho các con chưa tiêm vắc xin. Anh V. thì cho rằng chỉ cần báo y tế phường và tự theo dõi tại nhà.
Trong những ngày đầu bị bệnh anh V. không có triệu chứng gì. Thậm chí, anh còn có tâm lý đón nhận những thay đổi nhưng không thấy. Đến ngày thứ 4 ngủ dậy, anh V. đánh răng thì không còn cảm nhận được vị cay từ kem đánh răng. Anh còn lấy thử chai nước mắm ra ngửi cũng không thấy mùi gì. ‘Thôi xong mất vị giác, khứu giác rồi’, anh V. nói với vợ nhưng chỉ sau 1 tuần vị giác và khứu giác của anh lại bình thường trở lại.
Còn vợ anh V. có triệu chứng đau họng như viêm amidan, ngạt mũi và mất 1 buổi tối sốt 38,7 độ C. Vợ anh V. nói rằng mình cảm nhận các triệu chứng khi thành F0 còn nhẹ hơn cả triệu chứng khi tiêm vắc xin ‘cô vít’ hồi tháng 8. Vì mặc dù F0 nhưng vẫn làm việc bình thường tại nhà, dọn dẹp nhà cửa trong khi tiêm vắc xin về thì ốm mệt vật vã.
Trước đó cả 2 vợ chồng anh V. đã được tiêm mũi 3 vắc xin nên triệu chứng đi qua rất nhẹ. Thậm chí ngay cả người giúp việc nhà anh V. không có triệu chứng gì ngoài viêm kết mạc mắt.
Thạc sĩ, BS Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai, Hà Nội cho biết, trong đợt dịch ‘cô vít’ ở Hà Nội có tới 90 % F0 có triệu chứng và triệu chứng thoáng qua rất nhẹ đó là nhờ đã bao phủ vắc xin sớm.
Theo chuyên gia này thì tại Hà Nội hiện giờ chỉ khoảng 10% – 15% cần sự hỗ trợ thực sự của bác sĩ, các F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ hoàn toàn có thể tự tìm hiểu cách điều trị trên các phương tiện thông tin chính thống.
Bộ Y tế cũng đã ra hướng dẫn rất cụ thể từ việc chăm sóc F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà, đồng thời hướng đẫn cách cách ly, khử khuẩn, xử lý rác thải… để tránh lây nhiễm chéo cho những người khác trong nhà. Vì thế, các F0 không nên quá lo lắng.
Theo PGS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, tỷ lệ F0 hiện nay trong cộng đồng cao và có thể nhầm lẫn giữa ‘cô vít’ với các bệnh viêm họng thông thường.
Nhiều F0 lo lắng khi nhận kết quả dương tính ‘cô vít’. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Bác sĩ Nam cũng hướng dẫn các triệu chứng khác nhau của ‘cô vít’ và viêm họng để mọi người phân biệt. Khác với viêm họng không cần cách ly, theo dõi nhưng ‘cô vít’ cần cách ly để giảm nguy cơ mắc cho người xung quanh. Cụ thể:
– Với viêm họng: Người bệnh bị đau rát ở cổ họng, nuốt khó hoặc đau khi nuốt. Ngứa họng, gây ho. Ho có thể có đờm hoặc không (ho khan).
– Với viêm họng cấp: Thường xuất hiện vào mùa lạnh, tình trạng này có thể do virus hoặc vi khuẩn, và thường xuất hiện cùng với các bệnh như viêm amidan, viêm VA, cúm, sởi, phát ban…
– Với viêm họng mãn tính: Người bệnh bị viêm vùng họng, thường đi kèm với các bệnh đường hô hấp như viêm xoang mãn tính, khí phế quản mãn tính, viêm mũi hoặc viêm thanh. Bệnh được thể hiện dưới 3 hình thức: xuất tiết, quá phát, teo.
Trên đây là những thông tin đã được báo chí chia sẻ, ‘cô vít’ tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết F0 sẽ có triệu chứng bệnh từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi phục mà không cần nhập viện.
Khi có các triệu chứng ở trên, nếu không chắc mình có bị ‘cô vít’ hay nhiễm trùng hô hấp khác, mọi người nên tuân thủ các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách với người khác càng nhiều càng tốt.