Nghiên cứu lớn nhất phát hiện 9 đối tượng đã tiêm vắc xin có nguy cơ cao nhiễm nCoV đột phá

Trên tờ VnEconomy có nói rõ về những đối tượng dễ bị nhiễm virus dù đã tiêm vắc xin. Cụ thể như sau: Tiêm phòng có thể giảm nhưng không thể miễn hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm. Ảnh minh họa, nguồn: Internet Ai có nguy cơ cao bị lây nhiễm đột phá? GS. TS

Trên tờ VnEconomy có nói rõ về những đối tượng dễ bị nhiễm virus dù đã tiêm vắc xin. Cụ thể như sau:

hình ảnhTiêm phòng có thể giảm nhưng không thể miễn hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Ai có nguy cơ cao bị lây nhiễm đột phá?

GS. TS Aziz Sheikh (GĐ Viện Usher, Đại học Edinburgh – Anh) nói rằng công trình này là nghiên cứu quốc gia khổng lồ dựa trên dữ liệu của 6 triệu người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm vắc xin. Trong đó có 5 triệu người đã tiêm đủ liều.

Để xác định được nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus dù đã tiêm 2 liều vắc xin, các nhà nghiên cứu của ĐH Oxford (Anh) đã xây dựng công cụ QCOVID3. Công cụ này được phát triển dựa trên những dữ liệu QCOVID – vốn được dùng để xác định nhóm người có nguy cơ qua đời, nhập viện cao nhất khi nhiễm virus.

Kết quả từ thuật toán của QCOVID3 xác định được nhóm có rủi ro cao nhất theo thứ tự giảm dần gồm:

+ Người bị hội chứng Down

+ Người được ghép thận

+ Người mắc chứng hồng cầu hình liềm

+ Người sống trong viện dưỡng lão

+ Những bệnh nhân đang phải hóa trị liệu

+ Bệnh nhân đã được cấy ghép tủy xương hoặc ghép tạng gần đây

+ Người nhiễm HIV/AIDS

+ Người bị mất trí nhớ, Parkinson, mắc một số bệnh thần kinh hiếm gặp.

+ Bệnh nhân xơ gan…

hình ảnh

Có những người chích đủ liều vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Đây là nghiên cứu có số mẫu lớn nhất thế giới hiện nay. Vì vậy, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng họ tự tin vào số liệu tính toán. Các nhà khoa học cũng dự báo rằng người dân vẫn có nguy cơ nhập viện, mất vì virus sau khi tiêm chủng.

Một số công trình khác cũng tiến hành khai thác vấn đề nhiễm virus sau khi tiêm vắc xin. Cụ thể, các nhà khoa học của King’s College London (Anh) vừa công bố nghiên cứu mới trên tạp chí The Lancet. Nghiên cứu cho thấy: Tiêm 2 liều vắc xin giúp giảm khoảng 50% nguy cơ nhiễm bệnh kéo dài ở người trường thành.

Những người được chích ngừa nếu nhiễm đột phá thì khả năng phải nhập viện thấp hơn 73% so với không tiêm. Mặt khác, khả năng gặp triệu chứng nặng ở nhóm này cũng giảm 31%.

Còn với nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) lại chứng minh: Người bị rối loạn sử dụng chất kích thích có nguy cơ cao bị lây nhiễm đột phá sau tiêm. Trong đó, 7% người bị rối loạn sử dụng chất kích thích thành F0 dù đã tiêm trong khi tỷ lệ này ở người bình thường là 3,6%.

Không chỉ thế, nguy cơ nhiễm bệnh dù đã chích ngừa ở nhóm nghiện chất kích thích khác nhau. Chẳng hạn, thuốc lá chiếm 6,8% còn cần sa là 7,8%.

Ngoài nhóm đối tượng này, một số yếu tố nguy cơ khác cũng làm tăng nguy cơ qua đời như: tuổi cao, giới tính nam, người dân tộc thiểu số. Những tình trạng khác khiến một người có nguy cơ nhiễm virus cao hơn mức trung bình dù chích ngừa đủ 2 mũi gồm: Bệnh nhân hóa trị, nhiễm HIV, sa sút trí tuệ hoặc Parkinson.

Nhà miễn dịch học Ross Kedl (Đại học Y khoa Colorado – Mỹ) nhận định: Về bản chất, virus mà người đã tiêm vắc xin bị nhiễm sẽ khác với virus trong cơ thể một người chưa được tiêm. Bởi, người đã tiêm thì cơ thể sẽ có kháng thể chống lại virus. Và ngay cả khi kháng thể này không chặn được sự lây nhiễm thì chúng vẫn có thể làm giảm tỷ lệ lây nhiễm.

Nếu không may bị nhiễm nCoV đột phá thì có gặp nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, các ca nhiễm đột phá xuất hiện ở người tiêm chủng đẩy đủ sau khi biến thể Delta xuất hiện và lan rộng trên thế giới. Các loại vắc xin được tiêm phổ biến hiện nay đều có khả năng bảo vệ chúng ta khỏi tình trạng nghiêm trọng khi nhiễm nCoV. Song, chúng không thể giúp bạn miễn nhiễm 100% được.

hình ảnh

Không miễn nhiễm hoàn toàn song vắc xin có thể làm giảm nguy cơ nặng và qua đời. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Báo cáo của Sở Y tế Tiểu bang Washington (Mỹ) dựa trên số liệu khảo sát từ hơn 4 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ nhiễm nCoV đột phá là khoảng 1/5.000 người trong khoảng thời gian từ ngày 17/1 – 21/8/2021. Mới đây người ta còn tính toán được tỷ lệ này xấp xỉ 1/100 người được tiêm chủng đầy đủ tại một số khu vực ở Mỹ.

Một nghiên cứu từ trường ĐH Johns Hopkins đã chỉ ra rằng: Người bị lây nhiễm độ phá có thể có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Đặc biệt, nguy trở trở nặng là rất thấp, nhất là người khỏe mạnh, không có bệnh nền, bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo.

Vắc xin nCoV hiện nay vẫn đang làm rất tốt nhiệm vụ giảm nguy cơ bị nặng. Từ đó mà giúp bệnh nhân tránh phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ hô hấp và giảm tỷ lệ qua đời sau khi nhiễm virus, kể cả với Delta.

Từ những thông tin này, có thể thấy rằng: Việc sử dụng vắc xin hiện nay là biện pháp tối ưu và đúng đắn nhất. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan vì bạn vẫn có thể nhiễm dù đã chích ngừa đầy đủ. Do đó, dù thế nào thì vẫn cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn. Đây là cách để bảo vệ bản thân cũng như giảm nguy cơ cho cộng đồng.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X