Mẹ nấu sữa đậu nành tại nhà, bé 4 tuổi uống xong nguy kịch chạy viện gấp

Có vẻ như ai cũng cho rằng ăn uống ở nhà mới đảm bảo an toàn. Cũng khá hợp lý ha các mẹ vì thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng.. Nhưng nhiều khi cách chế biến sai cũng để lại hậu quả nguy hiểm lắm. Như vụ bé 4 tuổi uống ly

Có vẻ như ai cũng cho rằng ăn uống ở nhà mới đảm bảo an toàn. Cũng khá hợp lý ha các mẹ vì thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng.. Nhưng nhiều khi cách chế biến sai cũng để lại hậu quả nguy hiểm lắm. Như vụ bé 4 tuổi uống ly sữa đậu nành mẹ nấu em mới đọc trên mạng nè.

hình ảnh

Thực ra ngày xưa nhà em có bà dì lên thành phố học đại học ở chung. Bà dì em bả vừa tiết kiệm mà vừa không muốn ngửa tay xin tiền anh chị nên sáng sớm nấu đậu nành rồi đem ra chợ bán. Em với em trai của em đều được ké mỗi ngày nha các mẹ. Ngày xưa đâu có máy nấu như bây giờ, dì em cực lắm. Đêm nào cũng phải ngâm đậu trước, rồi trời chưa sáng đã phải dậy nấu.

Bố mẹ em la hoài mà không được. Sau này bà dì em học tốt nghiệp loại giỏi, có người yêu làm trong một công ty bự bự. 2 người lấy nhau xong thì dượng cũng xin cho dì vào đó làm. Cày được mười mấy năm thì xin nghỉ ra mở công ty riêng. Giờ gia đình cũng con cái đề huề, nhà cửa 3,4 cái trên lầu dưới đất có đủ. Mà lâu lâu bả cũng hay rủ em qua nấu sữa đậu nành uống.

Bà dì em cũng kêu là uống ở ngoài thì lựa chỗ quen, đảm bảo chứ có ngày… quy tiên. Trời, đậu nành mà làm như là độc dược đó các mẹ. Nhưng bả giải thích thì một hồi em cũng hiểu, trùng hợp sao là tự nhiên lướt mạng thấy cái tin bé 4 tuổi uống ly sữa đậu nành mẹ nấu nữa chứ.

Em đọc trên Sohu thì một bà mẹ ở Chiết Giang luôn có thói quen nấu sữa đậu nành buổi sáng cho con ở nhà. Mà thằng bé cũng ngoan, không có đòi ăn vặt ở ngoài, nhất nhất chỉ ăn đồ mẹ nấu. Sáng hôm đó, chị Xuân có việc gấp nên nấu nhanh cho con ăn uống. Sau đó đang trên đường đi công việc thì bà nội ở nhà gọi, nói thằng bé bị khó thở.

Chị vội vàng gọi cho chồng đang làm bên ngoài, chạy về nhà cùng bà ẵm con đi viện. May mắn là cháu bé được các bác sĩ tận tình cứu sống, dù đến viện trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ chẩn đoán nguyên do rất có thể là do uống sữa đậu nành chưa nấu chín.

hình ảnh

Lý do là một lượng lớn saponin có trong sữa đậu nành chưa đun sôi có thể gây ngộ độc và gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy. Điều chúng ta phải chú ý là sữa đậu nành có độ “sôi giả” . Như tên cho thấy, sôi giả có nghĩa là không có sôi thực sự, chưa chín hoàn toàn. Các mẹ khi đun sữa đậu nành nguyên liệu đến khoảng 80-90 độ sẽ xuất hiện nhiều bọt, trào ra ngoài nồi.

Lúc này, nhiều người sẽ nghĩ rằng đã sôi đến 100 độ, nên tắt bếp và không nấu nữa. Thực ra nếu ngừng đun lúc này sữa đậu nành vẫn còn nhiều saponin, uống vào sẽ gây ngộ độc. Cách nấu đúng là sau khi “sôi giả”, tiếp tục đun trong 3-8 phút cho đến khi bọt giảm dần và biến mất. Người mẹ của em bé nói trên vì quá vội vàng đã tắt bếp sớm hơn thường lệ, dẫn đến việc còn đọng lại saponin trong sữa đậu nành.

Ngoài sữa đậu nành, mẹ cũng cần đề cao cảnh giác khi ăn những thực phẩm thông thường này, nếu không để ý có thể dẫn đến ngộ độc:

1. Nấm mèo để lâu

Nấm để lâu dễ trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn và gây ngộ độc thực phẩm. Không nên ngâm quá hai giờ mỗi lần, khi thấy bề mặt nấm bị dính hoặc có mùi thì tuyệt đối không được ăn.

2. Khoai tây xanh hoặc mọc mầm

Khoai tây chưa trưởng thành, còn xanh hoặc đang mọc mầm, hàm lượng solanin gấp 5-40 lần khoai tây thông thường, vượt xa ngưỡng an toàn. Do đó không nên mua khoai tây còn xanh hoặc đã mọc mầm; khoai tây mua về cần bảo quản ở nhiệt độ thấp, tránh ánh nắng mặt trời để tránh bị mọc mầm.

hình ảnh

3. Khoai lang có đốm

Chúng ta thường thấy trên vỏ của những củ khoai lang bảo quản lâu ngày xuất hiện những đốm đen hoặc nâu, thực chất đây là do vi khuẩn nhiễm vào. Chúng sẽ làm vỏ khoai lang cứng lại và có vị đắng, có độc tính cao và không dễ bị phá hủy.

4. Gừng mốc

Nhiều gia đình cũng chọn cách cắt bỏ những phần xấu rồi ăn tiếp, nhưng thực tế, điều này rất nguy hiểm, trong quá trình ẩm mốc sẽ sản sinh ra một lượng lớn chất safrole, lâu ngày sẽ gây ung thư

5. Cà chua chưa chín

Vào mùa hè, nhiều người cho rằng cà chua xanh có vị thanh, không chua, ăn rất ngon. Tuy nhiên, ăn cà chua chưa chín rất dễ gây ngộ độc, vì nó chứa chất độc tương tự như khoai tây nảy mầm-solanin, sau khi ăn vào miệng sẽ có cảm giác đắng, rất dễ xảy ra các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, nôn.

An toàn thực phẩm là vấn đề không nhỏ, đặc biệt là khi rất nhiều gia đình ở nhà lúc này. Thứ nhất là mua đồ vừa đủ dùng, tránh để lâu. Thứ hai, đừng lấy tiêu chuẩn của người lớn để đo lường trẻ em, nhiều người lớn ăn không sao, trẻ con ăn vào sẽ có chuyện nha các mẹ.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X