Kỳ vọng: Sữa mẹ có thể là phương pháp điều trị Covid-19 cho người bệnh nặng

Theo The Guardian, kháng thể chiếm ưu thế trong máu của những người đã tiêm vắc xin là Immunoglobulin, khác với kháng thể trong sữa mẹ. Mặc dù trong sữa mẹ cũng chứa kháng thể này nhưng số lượng ít hơn. Loại kháng thể chiếm ưu thế trong sữa mẹ là Imminoglobulin A (IgA). Loại

Theo The Guardian, kháng thể chiếm ưu thế trong máu của những người đã tiêm vắc xin là Immunoglobulin, khác với kháng thể trong sữa mẹ. Mặc dù trong sữa mẹ cũng chứa kháng thể này nhưng số lượng ít hơn. Loại kháng thể chiếm ưu thế trong sữa mẹ là Imminoglobulin A (IgA). Loại kháng thể này có khả năng bám vào niêm mạc đường hô hấp và đường ruột của trẻ, nhờ vậy giúp ngăn ngừa virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Đây là một nghiên cứu được thực hiển bởi các chuyên gia tại bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ). Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu sữa của 75 người phụ nữ khỏi Covid-19. Kết quả phân tích cho thấy 88% mẫu sữa này chứa kháng thể IgA có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2.

Kháng thể trong sữa của người mẹ mắc Covid-19 khác với kháng thể trong máu của người tiêm vắc xin

Kháng thể trong sữa của người mẹ mắc Covid-19 khác với kháng thể trong máu của người tiêm vắc xin

Phân tích cũng cho thấy cơ thể phụ nữ tiếp tục sản sinh kháng thể trong 10 tháng kể từ khi khỏi bệnh. Vậy nên nếu các bà mẹ tiếp tục cho con bú sau khi khỏi bệnh thì họ cũng đang truyền kháng thể trong sữa của mình cho con.

Đối với trẻ nhỏ, điều này thực sự có ý nghĩa. Mặc dù trẻ nhỏ khi mắc Covid-19 ít có nguy cơ tiến triển nặng như người lớn tuổi nhưng vẫn có khoảng 10% trẻ dưới 1 tuổi cần được chăm sóc tại bệnh viện nếu không may bị nhiễm Covid-19.

Tiến sĩ Rebecca Powell, người dẫn đầu nghiên cứu tin rằng kháng thể IgA chiết xuất từ sữa mẹ có thể được dùng để điều trị cho những người mắc Covid-19 nặng, giúp ngăn bệnh tiến triển nghiêm trọng.

Kháng thể IgA có khả năng tiêu diệt SARS-CoV-2 trên niêm mạc đường hô hấp. Do đó, kháng thể IgA sẽ được sử dụng dưới dạng phun sương và cho người bệnh hít.

Hiện tại, nhóm của bà Powell đang nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu mức độ sản sinh kháng thể trong sữa mẹ khi người mẹ được tiêm vắc xin.

Trước đó, nhóm phụ nữ đang cho con bú cũng được khuyến khích nên tiêm vắc xin phòng Covid-19. Việc này ngoài lợi ích phòng ngừa bệnh cho mẹ thì còn mang tới lợi ích cho đứa con đang bú mẹ. Các nghiên cứu khoa học hiện nay cho thấy kháng thể được tạo ra từ người mẹ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 có thể được truyền qua dòng sữa này để đến được đứa con. Đặc biệt, kháng thể trong sữa mẹ có thể ổn định trong suốt thời gian vắc xin có hiệu lực và khá tương đồng với lượng kháng thể có trong máu của người được tiêm phòng.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X