Kinh nghiệm cho F0: Đừng cố test cho ra 2 vạch, làm tốt 3 điều để giảm chi phí

Bà con biết rồi đó, que test hiện nay dù hạ nhiệt nhưng vẫn không hề rẻ, khoảng 80.000 – 120.000 đồng tùy loại, cứ test hoài thì tiền nào chịu sao nổi. Có nhiều bạn kể với em đi làm hết 1/3 tháng lương để mua que test rồi, chi phải khổ vậy? Trước

Bà con biết rồi đó, que test hiện nay dù hạ nhiệt nhưng vẫn không hề rẻ, khoảng 80.000 – 120.000 đồng tùy loại, cứ test hoài thì tiền nào chịu sao nổi. Có nhiều bạn kể với em đi làm hết 1/3 tháng lương để mua que test rồi, chi phải khổ vậy? Trước đó bác sĩ đã khuyên không nên test thường xuyên cơ mà.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Gia đình và Xã hội.

Em vẫn biết khi biết mình nhiễm bệnh, nhiều người có tâm lý nôn nóng nghĩ ngay đến việc test bằng phương pháp PCR để làm bằng chứng rằng mình có thể tái hòa nhập cộng đồng. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia chia sẻ, PCR rất nhạy và có thể phát hiện mảnh RNA của virus tới 3 tháng sau khi nhiễm, nhưng không có bằng chứng lây. Do đó, không cần phải làm xét nghiệm PCR để khẳng định mình có thể tái hòa nhập cộng đồng.

Còn test nhanh có khi lại cho kết quả âm tính giả, trong trường hợp thực hiện 2 lần liên tiếp có thể sẽ giảm mức độ âm tính giả. Việc có thể tái hòa nhập cộng đồng hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào triệu chứng, từ lúc dương tính đến lúc âm tính, mức độ nặng hay nhẹ, chứ không đơn giản chỉ là test nhanh âm tính. Vì thế cũng không cần làm test nhanh thường xuyên.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Nam Trung – chuyên gia Dịch tễ học tại Mỹ khuyên rằng có 3 thời điểm cần test nhanh, bao gồm:

– Khi có triệu chứng nhiễm bệnh, bất kể đã tiêm hay từng nhiễm COVID-19 hay chưa. Trong trường hợp này nếu có kết quả 2 vạch dù là vạch mờ thì chắc chắn rằng đã nhiễm, không cần làm PCR khẳng định nữa, trừ khi các quy định thủ tục bắt buộc để có xác nhận F0. Ngược lại, nếu nghi ngờ kết quả này chưa đúng, bà con có thể đợi vài tiếng hoặc thậm chí là 1-2 hôm sau test lại lần nữa.

– Khi tiếp xúc với F0 và không có triệu chứng: Sau ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6 tính kể từ ngày tiếp xúc mới test, chứ không nên test thường xuyên và mỗi ngày sau khi vừa mới tiếp xúc.

– Khi sắp tham gia chỗ tụ tập đông người, đi làm, thăm người già, người ốm hay người bị suy giảm miễn dịch. Kết quả này có thể thay đổi nhanh chóng, âm tính chỉ có giá trị trong 12 giờ. Nếu làm test nhanh vì mục đích sắp tham dự sự kiện đông người thì nên làm gần lúc bắt đầu.

Ngoài ra, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ, cả biến chủng Omicron và Delta đều có thể cho vạch đậm hay nhạt và điều này không chỉ ra rằng bệnh nặng hay nhẹ vì tải lượng virus không ảnh hưởng đến độ nặng hay nhẹ của bệnh như các biến thể trước.

Vì vậy, đừng cố test cho ra 2 vạch, hãy làm 3 việc dưới đây để tránh tốn kém chi phí, không lo hậu về sau nhé:

– Thực hiện cách ly theo đúng quy định.

– Theo dõi triệu chứng.

– Có triệu chứng gì thì chữa triệu chứng đó.

Đa số bây giờ mọi người nhiễm biến thể Omicron, bản chất của nó là nhẹ, người đã tiêm đầy đủ rồi thì càng nhẹ, người trẻ khỏe càng nhẹ hơn. Thậm chí có người chẳng bị hành gì cả, bệnh đi qua như một cơn cảm nhẹ, nhưng vẫn 2 vạch đậm và nhiều ngày hơn người khác. Cho nên chừng nào hết virus là do cơ địa đào thải, quan trọng nhất vẫn là chữa trị triệu chứng.

Khoảng 7 ngày sau khi phát hiện nhiễm bệnh, có thể test lần nữa để kiểm tra và kết thúc cách ly. Nếu như sợ lây cho người khác thì sau khi đủ ngày cách ly, mang khẩu trang cẩn thận thêm 7 ngày nữa. Virus cũng cần thời gian để đào thải ra khỏi cơ thể, mới 3 – 4 ngày mà thấy mình 1 vạch rồi tự cho là an toàn thì không đúng đâu nha.

Đặc biệt với những người là F1, khi mới tiếp xúc F0 mà test liền sẽ không có giá trị, vì bệnh này cũng cần thời gian ủ bệnh mới dương tính, việc cần làm là hạn chế tiếp xúc và thực hiện 5K đầy đủ.

Nếu thấy bản thân có triệu chứng nghi ngờ hoặc cả nhà đều F0, trừ mình ra thì cứ hãy coi mình là F0, vài ngày rồi sẽ qua, tránh tiếp xúc để lây cho người khác. Không việc gì phải lo mà cứ test liên tục để tìm cho ra 2 vạch.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Sức khỏe Đời sống và VTV.

Bên cạnh đó, bà con hãy chú ý test đúng cách để cho ra kết quả chính xác. Nên nhớ không đọc kết quả test quá sớm và cũng không nên để quá lâu hàng giờ mới quay lại đọc, đều không có kết quả chính xác đâu. Thời gian chờ được khuyên tốt nhất là sau 15 – 20 phút, bà con chú ý nha.

Nói tóm lại, trong suốt quá trình chỉ cần đúng 2 que test, 1 để kiểm tra mình có dương tính không và 2 để kiểm tra sau 7 ngày kết thúc cách ly. Riêng với F1 không cần test, chỉ cần theo dõi sức khỏe, hạn chế tiếp xúc và tuân thủ nguyên tắc 5K. Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bà con có thêm kinh nghiệm, bớt tốn kém chi phí trong hành trình phòng chống dịch bệnh nha.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X