Gia đình không chịu cho anh trai ‘𝚗𝚐ư𝚗𝚐 𝚗ã𝚘’ 𝚑𝚒ế𝚗 𝚝ạ𝚗𝚐, em trai cần hiến tim nghẹn ngào: Chấp nhận ra đi

Chia sẻ với Dân trí bên lề hội thảo đánh giá bất cập của pháp luật về hiến, lấy ghép mô, tạng, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác diễn ra tại Hà Nội sáng 10/11, ThS.BS Trần Thị Cẩm Tú, Phó giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Đa khoa Trung

Chia sẻ với Dân trí bên lề hội thảo đánh giá bất cập của pháp luật về hiến, lấy ghép mô, tạng, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác diễn ra tại Hà Nội sáng 10/11, ThS.BS Trần Thị Cẩm Tú, Phó giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế cho biết từng có trường hợp người em mắc bệnh hiểm nghèo, anh trai không may bị tai nạn giao thông dẫn đến tình trạng chết não, nhưng những người thân trong gia đình không đồng ý lấy tạng của người anh ghép cho người em.

Ảnh chụp màn hình Dân trí

Theo lời chị Tú, trường hợp trên xảy ra cách đây một năm. Khi đó, người em trai 35 tuổi, mắc bệnh cơ tim giãn, có chỉ định ghép tim. Người anh trai, 43 tuổi, đã lập gia đình. Sau đó, người anh không may gặp tai nạn bị chết não. Với mong muốn cứu người em, các y bác sĩ đã thuyết phục, vận động gia đình hiến tạng của người anh.

“Người bố khi đó đứng giữa 2 con, sau khi được thuyết phục cũng đồng ý hiến tạng, tuy nhiên người con dâu lại không đồng ý nên dù rất tiếc chúng tôi cũng không thể làm được gì. Không được ghép tim, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc và cuộc sống sẽ rất ngắn”, BS Tú chia sẻ.

Khi đó, bác sĩ cũng đã gặp người em và đề nghị thuyết phục chị dâu, tuy nhiên chàng trai này lại chia sẻ. “Khi chị dâu không đồng ý, thực sự tôi cũng không muốn nhận. Nếu tôi nhận thì tôi là người ích kỷ. Tôi chấp nhận cái chết, chứ không muốn thuyết phục chị dâu”.

Ảnh minh họa: Internet

Trước đó, bác sĩ Tú cũng gặp một trường hợp mới 24 tuổi, không may bị chết não. Sau khi được vận động, hầu hết mọi người trong gia đình đều đồng ý hiến tạng nhưng bà nội không đồng ý.

“Chỉ cần một thành viên trong gia đình không đồng ý, chúng tôi không thể lấy tạng. Việc vận động hiến mô tạng rất khó khăn. Người dân quan niệm chết phải chôn, phải toàn thây, phải có nấm mồ chứ không thiêu”, BS Tú bày tỏ.

BS Tú đề xuất cần thay đổi một số điều trong luật, chẳng hạn chỉ cần một đại diện hợp pháp của người chết não đồng ý là có thể lấy tạng thay vì rất nhiều người như hiện nay. Ngoài ra cũng nên có một khoản chi phí hợp pháp, khoản hồi phục sức khỏe cho người hiến tạng, từ đó sẽ hạn chế được việc mua bán tạng.

Mới đây, câu chuyện 1 bệnh nhân chết não hiến đa tạng cứu cuộc đời 6 người khác được lan truyền trên khắp các tarng mạng xã hội đã khiến nhiều người không khỏi xúc động đến bật khóc trước nghĩa cử quá đỗi cao đẹp.

Được biết, hơn 150 y bác sĩ Bệnh viện 108 thiết lập 12 bàn mổ lấy và ghép tạng cho 6 bệnh nhân.

Các bác sĩ cúi đầu mặc niệm người hiến tạng chết não, trước khi phẫu thuật nhận và ghép tạng, hồi tháng 9. Ảnh: Bệnh viện cung cấp (VNE)

Các bác sĩ đã ghép hai phổi cho một bệnh nhân bị xơ phổi; ghép gan cho một bệnh nhân suy gan cấp. Hai thận được ghép cho hai bệnh nhân bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Hai cẳng bàn tay người hiến được ghép cho một bệnh nhân bị cụt cả hai cẳng tay do tai nạn chất nổ.

Cả 4 ca ghép tạng này được tiến hành tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

Trái tim được ghép cho một bệnh nhân bị viêm cơ tim giai đoạn cuối, tiến hành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Thanh niên được ghép tay đang tập phục hồi chức năng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp (VNE)

Các ca lấy và ghép tạng được thực hiện ngày 16/9, đến nay sức khỏe những bệnh nhân nhận tạng đều ổn định mới được bệnh viện công bố. Đây là ca ghép đa mô tạng thứ tư tại Bệnh viện 108.

Để thực hiện ca lấy ghép đa mô tạng này, bệnh viện đã huy động hơn 150 bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên, còn có sự phối hợp từ đội ngũ Bệnh viện Phổi Trung ương.

Sau hơn 10 giờ phẫu thuật, các ca ghép đều thành công, diễn biến đến nay rất thuận lợi.

TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết tại nước ta hiện nay nguồn tạng chủ yếu lấy từ người cho sống. Tỷ lệ người chết não được gia đình đồng ý cho tạng ở mức rất thấp, 0,1 trên 1 triệu trong khi ở các quốc gia phát triển như Tây Ban Nha, Bộ Đào Nha tỷ lệ này là 50 người trên 1 triệu người.

Vì thế, muốn lấy nguồn tạng từ người cho chết não thì cần phải có chiến dịch vận động lớn để truyền thông thay đổi nhận thức. Nét đặc trưng của văn hóa Á Đông là quan niệm chết phải toàn thây.

Trong khi đó, PGS.TS Đồng Văn Hệ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cũng nêu lên một số bất cập như theo quy định chỉ được lấy mô, tạng từ người chết não nếu họ có thẻ đăng ký hiến mô tạng từ trước khi chết não. Điều này gây khó khăn cho việc lấy tạng nếu người chưa có thẻ hiến không may chết não dù gia đình đồng ý hiến. Đến nay mới chỉ có gần 40.000 người có thẻ hiến. Thực tế những người hiến chưa chắc đã là người có thẻ. Những người đã có thẻ không may chết não để lấy tạng được, các cơ sở vẫn phải được sự đồng ý của gia đình.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X