F0 dùng điều hòa có được không, có sợ khí lạnh làm bệnh nặng hơn: BS Trương Hữu Khanh trả lời

F0 có được dùng điều hòa không? Chia sẻ trên VnExpress, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM, cho biết trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, số ca dương tính mới phát hiện tăng cao, nhiều người đặt câu hỏi với

F0 có được dùng điều hòa không?

Chia sẻ trên VnExpress, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM, cho biết trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, số ca dương tính mới phát hiện tăng cao, nhiều người đặt câu hỏi với bác sĩ về việc sử dụng điều hòa khi nhà có F0.

Bác sĩ cho biết, nhiều người lo lắng nhà hàng xóm bị F0, nhà mình đối diện cục nóng điều hòa nhà họ, liệu virus có bay từ cụ lạnh ra cục nóng hay không.

Theo bác sĩ, không khí lạnh do điều hòa tạo ra chỉ luân chuyển trong phòng đó. Ngoài ra, cục nóng cũng có nhiệt độ rất cao, virus không thể sống nổi. Nếu mình đang là F0 ở trong phòng điều hòa thì con virus đó chỉ là của mình thôi, không thêm được.

Bên cạnh đó, nhiều người thường nghe các lời khuyên khi bị Covid-19 hay cúm cần phải giữ ấm nên không bật quạt, bật điều hòa dù thời tiết nóng bức. Tuy nhiên, theo bác sĩ lời khuyên này áp dụng cho người dân ở vùng ôn đới, nơi nhiệt độ tầm 10 độ C sẽ phù hợp hơn. Còn nhiệt độ ở Việt Nam thường cao hơn 30 độ C, người bệnh không cần giữ ấm nữa và có thể yên tâm sử dụng điều hòa.

“Nếu đã ốm còn phải hành xác chịu nóng nữa thì rất khổ”, bác sĩ bày tỏ.

f0-co-duoc-dung-dieu-hoa-khong-01

BS Khanh cũng từng chia sẻ trên Sức khỏe & Đời sống rằng virus SARS-CoV-2 thường lây qua giọt bắn, bám dính trên các bề mặt và đồ dùng. Vì vậy, chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách dữ khoảng cách tối thiểu 2 mét, sử dụng các dung dịch sát khuẩn để lau các bề mặt trong nhà. Môi trường trong nhà ít người hoặc trong phòng chỉ có một người thì khả năng lây qua hệ thống điều hòa là rất nhỏ nếu đem so sánh với khả năng nhiễm qua giọt bắn trực tiếp hoặc qua các bề mặt tiếp xúc.

Vì vậy, theo bác sĩ nếu mọi người trong gia đình đều là F0 thì có thể bật điều hòa để cả nhà ngủ. Còn nếu gia đình chỉ có một người mắc bệnh, những người còn lại vẫn khỏe mạnh thì F0 cần tuân thủ việc cách ly theo hướng dẫn. F0 phải ở phòng riêng, tách biệt hoàn toàn với các thành viên khác trong nhà, không ăn chung, không ngủ chung, không nghỉ ngơi sinh hoạt chung. Khi tiếp tế, F0 và F1 phải giữ khoảng cách và cả hai cùng đeo khẩu trang. Khi ở phòng riêng, F0 có thể sử dụng điều hòa để ngủ ngon, đảm bảo sức khỏe.

Ngủ đủ và sâu giấc rất quan trọng. Nó sẽ giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả, tăng khả năng chiến đấu với mầm bệnh. Thiếu ngủ, ngủ không ngon có thể khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng. Vì vậy, vào những ngày trời nắng nóng, người bệnh có thể bật điều hòa để ngủ ngon hơn.

Bác sĩ cho biết thêm, thời điểm giao mùa, trẻ nhỏ hay gặp vấn đề về hô hấp, nhiều phụ huynh thường hỏi ông về việc có nên sử dụng điều hòa không. Bác sĩ cho rằng trẻ cần có sự thoải mái mới ngủ ngon. Nhiều người nghĩ rằng nhiệt độ trong phòng máy lạnh chỉ mát với người lớn nhưng lại lạnh với trẻ con. Tuy nhiên, điều này không đúng bởi nhiệt độ cơ thể của mọi người tương đối giống nhau. Nếu nóng quá, bé không ăn được thì nên cho vào phòng có máy lạnh lúc ăn. Tất nhiên cha mẹ không nên để con chơi với trong phòng bật điều hòa cả ngày.

Lưu ý khi sử dụng điều hòa

Không bật điều hòa ở nhiệt đố quá thấp, chênh lệch lớn với môi trường bên ngoài. Mức nhiệt độ 26-28 độ C là hợp lý.

Chỉ nên bật điều hòa vào một số thời điểm quá nóng, khi ngủ. Vào buổi sáng, nên tắt điều hòa, mở cửa phòng, cửa sổ để không khí lưu thông.

Cần vệ sinh điều hòa định kỳ.

Thường xuyên khử trùng không gian sống, đặc biệt là các bề mặt hay chạm vào trong nhà.

Chỉ dùng điều hòa riêng ở từng phòng. Không nên sử dụng điều hòa tổng cả tòa nhà khi không biết ở các không gian khác dùng chung có người nhiễm bệnh hay không.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X