Dị ứng, mề đay khiến bạn ngứa điên dại, đây là 3 bài thuốc trị cực hay mà đơn giản

Mề đay mẩn ngứa là bệnh gì? Trước khi tìm hiểu các cách chữa mề đay mẩn ngứa, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh lý này qua một số khái niệm sau: Mề đay là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng gây phù ở da và niêm

Mề đay mẩn ngứa là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu các cách chữa mề đay mẩn ngứa, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh lý này qua một số khái niệm sau:

Mề đay là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng gây phù ở da và niêm mạc. Và mẩn đỏ, ngứa ngáy là một triệu chứng điển hình của bệnh mề đay.

Tập luyện thể thao khi bị mề đay mẩn ngứa

Cách chữa mề đay mẩn ngứa hiệu quả là câu hỏi của không ít người

Đối với một số người, mề đay mẩn ngứa có thể tự hết sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp không may mắc bệnh đều không thể tự khỏi mà cần phải điều trị. Mề đay không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tiêu chảy, đau bụng… Ngoài ra, ngứa ngáy kéo dài cũng làm giảm chất lượng cuộc sống và khiến người bệnh rất mất tự tin.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay mẩn ngứa

Như đã đề cập ở trên, mề đay là do các phản ứng quá mẫn của hệ thống miễn dịch. Nhìn chung, các trường hợp nổi mề đay đều liên quan đến dị ứng, tác động vật lý, bệnh tự miễn…

Dị ứng gây nổi mề đay

Thông thường, nguyên nhân gây nổi mề đay là do dị ứng. Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường với một chất vô hại và giải phóng hóa chất gây viêm là histamin. Việc giải phóng histamin thường có thể kích hoạt các triệu chứng ở hô hấp và dạ dày, nhưng đôi khi, nó sẽ khiến các mao mạch dưới da bị sưng lên, đồng thời tiết dịch kẽ vào các mô xung quanh. Khi điều này xảy ra, lớp hạ bì sẽ bị sưng cục bộ, hình thành các nốt sẩn phù, ban đỏ. Đồng thời, histamin cũng kích thích dây thần kinh cảm giác gây ngứa.

Về cơ bản, mọi thứ đều có thể gây dị ứng nhưng phổ biến nhất là thức ăn, thuốc, phấn hoa…

Tác động vật lý

Nổi mề đay do các tác nhân vật lý hoặc môi trường cũng khá phổ biến, chẳng hạn: lạnh, nóng, áp lực, rung, ma sát, ánh sáng mặt trời. Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được giải thích, song các nhà khoa học cho rằng, mề đay vật lý là hệ quả của các phản ứng tự miễn dịch (không do tác nhân bên ngoài).

Mề đay do lạnh

  • Nước lạnh có thể gây nổi mề đay
  • Bệnh tự miễn
  • Ngoài những nguyên nhân thường gặp, mề đay còn là triệu chứng của một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, bệnh hệ thống…

Mề đay do lạnh

3 Cách chữa mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Những cơn ngứa của mề đay vô cùng khó chịu nên hầu hết người bệnh đều muốn tìm cách điều trị thật nhanh. Dưới đây là 4 cách chữa mề đay mẩn ngứa phổ biến mà bạn nên thử:

Từ xưa đến nay, ông bà ta đã áp dụng mẹo để chữa một số bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa. Nếu bạn mắc bệnh mề đay ở thể nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tham khảo để áp dụng.

Mẹo chữa mề đay từ lá hẹ

Theo các bác sĩ đông y, hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hòa tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết. Ngoài ra, trong thành phần của cây hẹ còn chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allicin, odorin, sunfit. Nhờ vậy, hẹ có tác dụng tốt trong các chứng bệnh liên quan đến ngứa ghẻ hoặc nhiễm trùng da.

Việc sử dụng lá hẹ được tiến hành như sau:

Hẹ xanh đem rửa sạch rồi cắt nhỏ thành từng đoạn khoảng 1cm. Sau đó, bỏ hẹ vào nồi đã có sẵn nước, sao cho lượng nước cao gấp đôi lá là được. Đun sôi kỹ rồi chắt lấy một nửa, để nguội bớt rồi uống ngay. Phần còn lại, bạn hãy dùng gạc thấm hỗn hợp nước rồi thoa lên những vùng bị ngứa, nổi mẩn. Với cách này, những nốt mẩn sẽ giảm, cơ thể cũng dễ chịu hơn.

Chữa mề đay bằng lá hẹ rẻ tiền và hiệu quả

Cách chữa mề đay bằng lá hẹ vừa đơn giản lại hiệu quả

Mẹo chữa mề đay bằng lá kinh giới

Tinh dầu trong lá kinh giới có tác dụng giảm phong, làm ấm nên có tác dụng rất tốt với người bị mề đay mẩn ngứa. Để sử dụng kinh giới làm nguyên liệu chữa mề đay mẩn ngứa, bạn nên lấy phần ngọn đã mang hoa, đem sao nóng già, sau đó gói vào mảnh vải mỏng và chà nhẹ lên da. Thực hiện nhiều lần cho đến khi các triệu chứng của mề đay cũng sẽ giảm dần. Cách chữa mề đay mẩn ngứa này hiện cũng được khá nhiều người áp dụng.

Thuốc tây chữa mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống thì ai cũng biết. Vậy nên, phần lớn người bệnh đều dùng thuốc tây để giảm nhanh cơn ngứa.

Một số thuốc chữa mề đay phổ biến như: kháng histamin, corticosteroid…

  • Thuốc kháng Histamin

Hiện nay, bất kể nguyên nhân gây nổi mề đay là gì thì thuốc kháng histamin luôn được chỉ định đầu tiên. Thuốc kháng histamin có tác dụng ức chế hệ miễn dịch không giải phóng histamin – hóa chất chính gây ra các phản ứng viêm, từ đó làm giảm các triệu chứng dị ứng.

Những thuốc kháng histamin không kê đơn được bày bán tại nhà thuốc khá nhiều và đa dạng. Lưu ý, thuốc kháng histamin có một số tác dụng không mong muốn và cần thận trọng khi sử dụng, bao gồm: gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón…

  • Thuốc Corticosteroid

Thực tế, phần lớn những thuốc kháng histamin chỉ được chỉ định cho các trường hợp mề đay mẩn ngứa nhẹ và vừa. Vì vậy, với những phản ứng dị ứng gây nổi mề đay nặng, việc điều trị bằng thuốc kháng histamin thường không đạt hiệu quả. Lúc này, thuốc corticosteroid là một giải pháp nhằm giải quyết những mặt hạn chế mà các thuốc khác không làm được.

Corticosteroid là thuốc kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, nên có tác dụng với hầu hết các bệnh liên quan đến dị ứng hoặc tự miễn, điển hình là mề đay mẩn ngứa. Tuy có tác dụng tốt nhưng cách chữa mề đay mẩn ngứa bằng thuốc tây lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, bao gồm: gây viêm loét dạ dày – tá tràng, teo da, chậm liền sẹo, tăng nhãn áp, tăng huyết áp, loãng xương…

Thuốc chống dị ứng cho người bị mề đay mẩn ngứa

Thuốc chống dị ứng chỉ giúp giảm ngứa tạm thời

Chữa mề đay mẩn ngứa qua chế độ ăn uống, sinh hoạt

Theo các bác sĩ, nguyên tắc đầu tiên trong điều trị mề đay mẩn ngứa là phải tìm được nguyên nhân gây bệnh và tránh tiếp xúc lại. Tuy nhiên, căn nguyên gây bệnh mề đay lại có rất nhiều và không phải ai cũng xác định được. Khi đó, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế mề đay xảy ra. Sau đây là một số lưu ý bạn cần nhớ:

Tránh ăn những thực phẩm giàu đạm, đặc biệt là hải sản, trứng, sữa, lúa mì, thịt màu đỏ… trong thời gian mắc bệnh.

  • Hạn chế đường, muối và gia vị cay nóng trong các món ăn
  • Uống đủ nước, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi hàng ngày.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích, nếu phải sử dụng bia rượu, bạn hãy dùng kèm những thực phẩm bổ gan để thanh nhiệt và làm mát cho cơ thể.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí và thấm hút mồ hôi như cotton để hạn chế tình trạng cọ xát dẫn đến ngứa.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa tái phát.
  • Tập luyện thể thao khi bị mề đay mẩn ngứa
  • Luyện tập yoga giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm mề đay tái phát

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X