Đề 𝚡𝚞ấ𝚝 𝚐𝚒ả𝚖 𝚝𝚒ề𝚗 đ𝚒ệ𝚗, 𝚗ướ𝚌 𝚟à 𝚝𝚑𝚞ế để 𝚗𝚐ườ𝚒 𝚍â𝚗 𝚢ê𝚗 𝚝â𝚖 ở 𝚗𝚑à 𝚔𝚑𝚒 𝚐𝚒ã𝚗 𝚌á𝚌𝚑 𝚔é𝚘 𝚍à𝚒

Em đọc báo Thanh Niên thấy phỏng vấn nhiều hộ gia đình. Chẳng hạn như chị Phan Thanh, ở quận 3, TP.HCM, kể từ đợt bùng dịchlần thứ 4 này, chị ở nhà nhiều hơn. Vì thế tiền điện, nước cũng tăng chóng mặt. Như trước thời điểm giãn cách, nhà chị chỉ trả cao

Em đọc báo Thanh Niên thấy phỏng vấn nhiều hộ gia đình. Chẳng hạn như chị Phan Thanh, ở quận 3, TP.HCM, kể từ đợt bùng dịchlần thứ 4 này, chị ở nhà nhiều hơn. Vì thế tiền điện, nước cũng tăng chóng mặt. Như trước thời điểm giãn cách, nhà chị chỉ trả cao nhất 1,5 triệu đồng tiền điện, nay lên tới 2,3 triệu đồng. Còn tiền nước thì cũng tăng lên 110.000 đồng, so với trước đó chỉ khoảng 70.000 đồng.

hình ảnh

Ảnh: Người dân phải ở nhà khi thực hiện giãn cách xã hội khiến tiền điện, nước đều tăng vọt. Nguồn: Báo Thanh Niên.

Rồi theo vợ chồng chị M.T., ở quận Tân Phú, TP.HCM, kể từ hồi cuối tháng 5, chồng chị mất việc, còn chị cũng bị ‘thất nghiệp’ do chợ tạm đóng. Tiền điện, nước mỗi ngày mỗi tăng, rồi thực phẩm rau, cá, trứng cũng cứ tăng. Tiền ăn còn không đủ chứ nói gì đến khoản chi phí khác. Thấy tiền cứ tăng nên cứ lo lắng. Nghe nói có gói hỗ trợ, chị cũng đăng ký trên phường rồi bảo chờ để duyệt hồ sơ…Chị nói nếu được giảm tiền điện, nước thì cũng đỡ.

Chị Trần Loan, ở quận Phú Nhuận cũng than vãn, mua đồ ăn ngày trước cho cả nhà tốn khoảng 500.000 đồng, nay lên tới 800.000 đồng. Giá cả thịt, rau củ và cả trứng cứ ngày một tăng. Đó là chưa tính đến việc hạn chế ra đường mua thực phẩm phải đặt hàng online nên còn phải cộng thêm tiền ship.

Đi đâu cũng nghe dân tình than vãn về các khoản chi phí này mà thấy thương gì đâu. Em cũng đồng tình với việc miễn hoặc giảm tiền điện, nước và thuế cho người dân. Nhưng bà con cũng biết rồi đó, nói gì thì cũng phải đưa ra cơ sở thực tế để áp dụng chính sách thì mới thuyết phục chứ đâu thể nói khơi khơi được.

#1. Giảm tiền dịch vụ thiết yếu để người dân an tâm ngồi nhà phòng chống Cô-vít

Đó là ý kiến của nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS. Võ Trí Thành, ông cho biết dù khó khăn nhưng đất nước vẫn có nguồn lực để thực hiện việc đó, là giảm giá các dịch vụ thiết yếu như điện, nước để người dân yên tâm ở nhà bởi nhóm lao động nghèo là những người dễ tổn thương nhất ở thời điểm hiện này.

Bà con cứ nhìn tổng quan sẽ thấy, các chính sách thường dùng kinh tế và túi tiền của người dân để điều chỉnh hành vi. Ví dụ muốn hạn chế người dân sử dụng những thứ xa xỉ, không thiết yếu thì sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt, hay muốn người dân tuân thủ quy định thì áp quy định phạt, trước mắt là phạt tiền… Ai cũng vì xót túi tiền mà phải chấp hành.

Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, nhiêu đó chưa thôi vẫn chưa đủ vì con người ai cũng có quyền được sống mà. Nên mới có câu ‘bần cùng sinh đạo tặc’, ‘có thực mới vực được đạo’. Cơ bản là phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu hằng ngày thì an sinh và trật tự xã hội mới ổn định được. Chứ nghèo đói khó khăn khắp nơi, miếng ăn còn chưa đủ thì làm sao nghĩ tới việc chấp hành quy định. Ít nhiều cũng sẽ luồn lách để tìm kế sinh nhai.

Em vẫn còn nhớ hồi năm ngoái, cùng thời điểm này, khi lần đầu áp dụng lệnh giãn cách xã hội, người dân cả nước được áp dụng chính sách giảm tiền điện, nhờ vậy mà mọi người cũng yên tâm ở nhà, tuân thủ đúng quy định.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Bắc Giang và báo Thanh Niên.

#2. Giảm thuế để đảm bảo mức sống cho người dân

Mới đây, chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã có điều chỉnh, nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân lên 11 triệu đồng và người phụ thuộc lên 4 triệu đồng/người. Nhưng thử hỏi các mẹ, với mức 4 triệu đồng có đủ để nuôi một đứa con còn nhỏ không? Tính toán sơ sơ chi phí mỗi tháng cho một đứa trẻ, chỉ bỉm và sữa thôi đã hơn 3 triệu đồng, chưa kể các khoản chi phí khác nữa.

Các doanh nghiệp, lẫn hộ kinh doanh thời điểm này được xem xét giảm và chậm nộp thuế có khi đến hết năm, nhưng với người lao động nộp thuế TNCN thì không. Theo đề xuất của Luật sư Trần Xoa, chuyên gia tư vấn thuế cần xem xét giảm thuế TNCN và cho phép chậm nộp ở thời điểm này.

Không chỉ vậy cần nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc lên mức tổng 20 triệu và thu gọn bậc thuế còn 5%, 10%, 20% và 30%. Trường hợp cần thiết, Chính phủ có thể vay thêm nợ, bớt đi những lãng phí và di chuyển khoản tiền định đầu tư vào dự án khổng lồ mà không giải ngân được sang các khoản cứu trợ kinh tế trước đã.

Thêm nữa, theo chuyên gia tài chính thì hy sinh mục tiêu nợ công là cái giá thấp nhất. Nếu chi tiêu công mà tiền đến trực tiếp tay người dân như một số nước đã làm thì không có gì phải sợ cả.

Nhiều lý lẽ đưa ra quá ư là hợp lý đấy chứ, có đảm bảo được an sinh xã hội, người dân ấm no rồi thì mới tính đến việc tuân thủ quy định, cùng nhau đẩy lùi Cô-vít được. Cái bụng còn đói thì đầu óc làm sao nghĩ được tới chuyện khác, đúng không bà con?

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X