Được thôi, đi làm sớm hay không là quyền của mình mà nhưng phải đảm bảo đủ sức khỏe mới được đi làm trở lại nha mẹ. Chứ lỡ có chuyện gì, không ai chịu trách nhiệm cho mình đâu.
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thì lao động nữ có thể đi làm trước khi hết 06 tháng thai sản khi đáp ứng đủ 03 điều kiện sau đây:
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Tây Ninh và Pixabay.
Thứ nhất, phải nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất 04 tháng rồi.
Thứ hai, phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. Việc này có thể phải được xác nhận bằng văn bản hoặc thông qua email.
Thứ ba, phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm sẽ không gây hại cho sức khỏe
Khi đi làm trở lại, ngoài tiền lương làm việc, mẹ vẫn được nhận tiền thai sản cho đến khi hết thời hạn 06 tháng.
Tuy nhiên, đây là khoản tiền mẹ sẽ không nhận được khi đi làm sớm:
Đó là khoản tiền hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản. Nghĩa là nghỉ hết 06 tháng thai sản xong, mẹ cảm thấy mình vẫn còn mệt, vẫn còn muốn nghỉ thêm nữa với con, thì có thể áp dụng hưởng chế độ này. Với trường hợp ngược lại thì không, nếu mẹ đủ sức khỏe để đi làm sớm, sẽ không nhận được khoản tiền này.
Tùy theo tình trạng lúc sinh mà mẹ có thể được hưởng từ 05 ngày đến 10 ngày, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Cụ thể:
Ảnh minh họa. Nguồn: Pixabay.
– Trường hợp sinh đôi trở lên, mẹ được hưởng tối đa 10 ngày, mức hưởng bằng 4,47 triệu đồng.
– Trường hợp sinh mổ, mẹ được hưởng tối đa 07 ngày, mức hưởng bằng 3,129 triệu đồng.
– Trường hợp khác, mẹ được hưởng tối đa 05 ngày, mức hưởng bằng 2,235 triệu đồng.
Mức hưởng này không phụ thuộc vào tiền lương đóng BHXH, mà dựa vào mức lương cơ sở. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 mà mức lương này dự kiến sẽ không đổi cho tới năm 2022. Vậy nên, mức hưởng tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản sẽ áp dụng cố định như vậy cho tới khi thay đổi mức lương cơ sở mẹ nha.
Hiểu rõ quyền lợi, mẹ liệu tính toán, có nên đi làm sớm hay không, hoặc là nghỉ thêm nữa, để hưởng đủ quyền lợi mẹ nha.