Đàn ông Việt Nam đang bị áp lực về vai trò trụ cột gia đình, 3% từng cân nhắc việc tự sát

Chia sẻ với trang La Croix, hai năm trước, theo suy nghĩ chín chắn, Nguyễn Hữu Thịnh quyết định nghỉ làm cho một công ty ở tỉnh Bình Dương và về nhà trông con trai 7 tháng để vợ theo đuổi công việc tại một công ty truyền thông. Lúc đó vợ anh nhận lương tháng 12

Chia sẻ với trang La Croix, hai năm trước, theo suy nghĩ chín chắn, Nguyễn Hữu Thịnh quyết định nghỉ làm cho một công ty ở tỉnh Bình Dương và về nhà trông con trai 7 tháng để vợ theo đuổi công việc tại một công ty truyền thông. Lúc đó vợ anh nhận lương tháng 12 triệu đồng, nhiều hơn anh.

Thịnh mặc kệ những người thân khuyên anh đừng từ bỏ công việc của mình. 2 vợ chồng sống với cha mẹ anh tại TP.HCM. 2 ông bà nội thật sự đã quá tuổi để chăm sóc được đứa cháu trai.

“Giờ tôi vừa chăm con, vừa làm việc nhà, vừa kinh doanh dịch vụ giặt ủi tại nhà để tạo thu nhập, nhưng cha mẹ vợ tôi lại cằn nhằn tôi phải kiếm việc làm và phụ giúp gia đình”, ông bố 35 tuổi nói. Họ nói với anh rằng, là một người đàn ông trong một xã hội gia trưởng, anh phải là trụ cột gia đình và để vợ ở nhà chăm sóc con.

Nghe podcast | Đàn ông Việt Nam áp lực vì vai trò 'trụ cột' gia đình

Thịnh thừa nhận anh mặc cảm về vị trí của mình trong gia đình với vợ. Anh từng cãi vã với chị về những lời phàn nàn của người thân về anh. Anh cho biết anh dự định gửi con trai của mình đến một nhà giữ trẻ ban ngày và tìm việc làm nhưng vợ anh, đang mang thai năm tháng, đã yêu cầu anh chăm sóc đứa con thứ hai sau khi cô sinh.

“Tôi cảm thấy thất vọng với vợ của mình, vợ nói với tôi rằng cô ấy kiếm được nhiều tiền hơn tôi nên cô ấy có quyền tiếp tục công việc của mình”, anh nói thêm rằng, chị không thừa nhận sự hy sinh của anh cho gia đình.

“Tôi vô cùng xấu hổ về những vấn đề của chúng tôi và không dám nói với người khác, kể cả cha xứ”, người đàn ông theo đạo tâm sự với La Croix.

Một cuộc khảo sát xã hội gần đây, ”Nam giới và nam tính trong một Việt Nam toàn cầu hóa” do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) thực hiện, cho thấy hơn 80% người được phỏng vấn đồng ý rằng phụ nữ nên làm những công việc đơn giản và chăm sóc gia đình hơn là xây dựng sự nghiệp.

Cuộc khảo sát với sự tham gia của 2.567 nam giới trong độ tuổi 18-64 đến từ Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh như Khánh Hòa và Hòa Bình. Cuộc khảo sát này cho thấy có rất ít thay đổi về bình đẳng giới ở nam giới. Đàn ông thường cho rằng họ có nhiều khả năng hơn phụ nữ và dễ dàng được xã hội chấp nhận.

Hơn 80% người được phỏng vấn đồng ý rằng phụ nữ nên làm những công việc đơn giản và chăm sóc gia đình hơn là xây dựng sự nghiệp. Ảnh minh hoạ: GettyHơn 80% người được phỏng vấn đồng ý rằng phụ nữ nên làm những công việc đơn giản và chăm sóc gia đình hơn là xây dựng sự nghiệp.

Giám đốc ISDS Khuất Thu Hồng cho biết, đàn ông phải chịu gánh nặng về nam tính, có địa vị là trụ cột gia đình duy nhất và tự chịu áp lực phải thể hiện sự rắn rỏi trước phụ nữ. Hơn 97% người được hỏi nói rằng, họ muốn trở thành chỗ dựa tinh thần và tài chính cho vợ của họ. Những người không làm tốt việc này sẽ luôn căng thẳng và coi mình là kẻ thất bại.

Kết quả cho thấy 83% người tham gia lo ngại về gánh nặng hỗ trợ gia đình của họ, trong khi 3% khác thừa nhận rằng họ đã cân nhắc việc tự sát. Hơn 30% người đàn ông tham gia cuộc khảo sát từng trải qua cảm giác cô đơn, 33% cảm thấy mệt mỏi và 16% nghĩ rằng họ thất bại.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X