Con đường 𝐥â𝐲 𝐧𝐡𝐢ễ𝐦 𝐛ệ𝐧𝐡 nhanh chóng của virus Adeno và cách phòng tránh, cha mẹ hết sức lưu ý

1. Số trẻ nhiễm Adenovirus tăng đột biến 1.1. Cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về virus Adeno Adenovirus là một trong những tác nhân gây ra một số bệnh đường hô hấp và dễ gặp vào thời điểm giao mùa. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là những trẻ

1. Số trẻ nhiễm Adenovirus tăng đột biến

1.1. Cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về virus Adeno

Adenovirus là một trong những tác nhân gây ra một số bệnh đường hô hấp và dễ gặp vào thời điểm giao mùa. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là những trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi.

Adenovirus được chia thành hai nhóm. Đó là nhóm gây bệnh cho chim và nhóm gây bệnh cho động vật có vú (bao gồm con người). Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh học phân tử để chia nhóm virus gây bệnh ở người thành các nhóm nhỏ khác nhau với ký hiệu từ A đến F.

Adenovirus có thể nhân lên nhanh chóng và tồn tại trong nhiều tháng ở nhiệt độ 40 độ C

Adenovirus có thể nhân lên nhanh chóng và tồn tại trong nhiều tháng ở nhiệt độ 40 độ C

Bất cứ ai cũng có thể nhiễm Adenovirus. Tuy nhiên, trẻ em, người già và các trường hợp mắc bệnh lý mạn tính sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn và có thể tiến triển bệnh nặng hơn nếu mắc phải. Nguyên nhân là vì những đối tượng này thường có sức đề kháng kém.

Khi xâm nhập vào cơ thể, loại virus Adeno có thể tác động lên nhiều cơ quan, đặc biệt là các cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa và mắt,… Một số bệnh lý do virus Adeno gây ra như viêm họng cấp, viêm họng kết mạc, viêm đường hô hấp cấp, viêm kết mạc mắt, viêm phổi, viêm dạ dày – ruột,… Bên cạnh đó, Adenovirus còn có thể gây viêm bàng quang ở trẻ em, trong đó bé trai có nguy cơ cao hơn bé gái.

1.2. Số trẻ nhiễm và tử vong vì Adenovirus tăng cao đột biến

Những số liệu thống kê về các trường hợp trẻ nhiễm virus Adeno từ tháng 8 năm 2022 đến nay đã khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi hoang mang, lo lắng. Cụ thể đã có hơn 400 ca bệnh phải nhập viện. Con số này cao hơn rất nhiều so với tổng ca bệnh được ghi nhận vào năm 2021. Đáng lo ngại hơn khi đã có 6 trường hợp bệnh nhi tử vong do loại virus này.

Nhiều phụ huynh lo ngại vì tình trạng ca bệnh nhiễm Adenovirus đang tăng đột biến ở nước ta

Nhiều phụ huynh lo ngại vì tình trạng ca bệnh nhiễm Adenovirus đang tăng đột biến ở nước ta

Theo các chuyên gia, phần lớn những trường hợp nhiễm virus Adeno được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể khỏi bệnh trong khoảng 2 tuần và rất ít nguy cơ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, những trẻ có cơ địa còi xương, suy dinh dưỡng, mắc bệnh nền, bị suy giảm hệ miễn dịch,… thì có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

2. Bác sĩ giải đáp: Adenovirus lây qua đường nào?

Virus Adeno có thể lây nhiễm, thậm chí lây lan nhanh trong cộng đồng. Vì thế, mỗi chúng ta đều cần phải cảnh giác với loại virus nguy hiểm này. Với thắc mắc “Adenovirus lây qua đường nào”, các chuyên gia giải đáp như sau:

– Con đường lây nhiễm chủ yếu của loại virus này chính là đường giọt bắn, đường hô hấp khi tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với người bệnh. Khi bơi lội hay dùng chung nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm với người người bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus. Bên cạnh đó, dùng chung các đồ dùng cá nhân với người nhiễm virus cũng có thể khiến trẻ bị lây bệnh.

Virus Adeno có thể lây khi trò chuyện với người bệnh

Virus Adeno có thể lây khi trò chuyện với người bệnh

– Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng lây lan của Adenovirus:

+ Đặc tính của virus Adeno: Sức sống của loại virus này khá tốt. Chúng có thể tồn tại khoảng 30 ngày nếu sống trong nhiệt độ phòng. Trong điều kiện 40 độ C, virus có thể sống trong nhiều tháng. Thậm chí với điều kiện -200 độ C, thời gian sống của virus Adeno có thể tính bằng năm. Virus có thể nhân lên sau khoảng 30 giờ xâm nhập vào cơ thể người.

Thời gian tồn tại lâu trong môi trường cùng với khả năng nhân lên cao, khiến virus càng dễ dàng lây lan nhanh trong cộng đồng. Tuy nhiên, ở nhiệt độ 56 độ C, chúng có thể mất độc lực và bị tiêu diệt trong khoảng từ 3 đến 5 phút.

+ Những biểu hiện khi nhiễm virus Adeno rất giống với các loại bệnh thông thường về đường hô hấp, chính vì thế nhiều bậc phụ huynh chủ quan và dễ nhầm lẫn. Điều này khiến chậm trễ trong việc phát hiện bệnh, khiến virus có thêm cơ hội lây lan bệnh và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

3. Các bậc phụ huynh nên phòng ngừa Adenovirus cho trẻ bằng cách nào?

Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý của chuyên gia như sau:

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ:

Các bậc phụ huynh cần lưu ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khi có sức đề kháng tốt, trẻ có thể giảm nguy cơ mắc các loại bệnh, trong đó bao gồm cả những bệnh về đường hô hấp.

Thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ để phòng bệnh

Thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ để phòng bệnh

+ Mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời.

+ Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm: Mẹ cần tìm hiểu và lên thực đơn hợp lý cho trẻ.

– Chú ý vệ sinh cho trẻ:

+ Nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ, có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ mỗi ngày.

+ Thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay sát khuẩn. Đây là cách phòng bệnh hiệu quả và thực sự cần thiết trong bối cảnh “dịch chồng dịch” như hiện nay.

– Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là vào thời điểm giao mùa. Không để trẻ vã nhiều mồ hôi khi chơi đùa để tránh nhiễm lạnh.

– Không nên cho trẻ đến những nơi công cộng khi đang xảy ra dịch bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải cho trẻ ra ngoài, cần đeo khẩu trang cho trẻ.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh.

Nguy cơ rình rập do tâm lý e ngại cho trẻ đi khám mùa dịch

Đưa trẻ đi khám kịp thời để phòng ngừa biến chứng

Trong trường hợp trẻ có biểu hiện sốt, ho, mệt và không đáp ứng với thuốc hạ sốt, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời, phòng tránh nguy cơ biến chứng.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN