Cô giáo 9x mỗi ngày mất 3 tiếng lội bùn để ‘𝚌õ𝚗𝚐 𝚌𝚑ữ’ lên vùng cao: Nhiều khi 𝚋ậ𝚝 𝚔𝚑ó𝚌, 𝚝ủ𝚒 𝚝𝚑â𝚗 muốn bỏ cuộc

Cô giáo 9x Diệu Linh sinh năm 1998. Hiện cô đang dạy tại trường Mầm non Bình Minh, xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và đã gắn bó với nơi này 2 năm trời. Nghe thời gian có vẻ ngắn ngủi nhưng nếu mỗi ngày phải lội 40 cây số đến trường,

Cô giáo 9x Diệu Linh sinh năm 1998. Hiện cô đang dạy tại trường Mầm non Bình Minh, xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và đã gắn bó với nơi này 2 năm trời. Nghe thời gian có vẻ ngắn ngủi nhưng nếu mỗi ngày phải lội 40 cây số đến trường, đặc biệt vào mùa mưa đường sình lầy quện chặt từng bước chân thì mới thấy đó là một khoảng thời gian dài đằng đẵng.

Mỗi ngày cô Diệu Linh phải đi dạy từ 5g30 nhưng 9g mới đặt chân đến cổng trường. Mùa này Tây Bắc vào mùa mưa, những con đường gập ghềnh lại càng thêm thử thách lòng người vì độ trơn trượt. Sình lầy luôn dâng đến ống chân, cô phải lắp xích tự chế vào bánh xe mới có thể vượt qua những con dốc đầy bùn đất, lầy lội.

(Ảnh: FBNV)

Lắm lúc cả người lẫn xe đều ngã, cô giáo 9x chia sẻ: “Mình tủi thân lắm… chẳng biết làm thế nào cứ ngồi cầm điện thoại gọi cho mẹ khóc, chỉ muốn về nhà. Nhưng nghĩ lại, giờ về cũng không được, đã cố thì cố cho trót nên đành cố gồng mình dựng xe lên, dắt đi tiếp, đi mãi rồi cũng đến.”

Vâng, đi mãi rồi cũng đến. Vì ở phía trước là 25 gương mặt ngây thơ đang chờ đợi cô, là những tình yêu trong sáng luôn hướng về người mẹ trẻ.

(Ảnh: FBNV)

Hàng ngày, việc đầu tiên ở lớp là cô đun nước vệ sinh cá nhân cho các con rồi mới bắt đầu dạy học. Sau khi các con ăn trưa, cô dọn dẹp, rồi tranh thủ lúc các con đi ngủ làm đồ dùng học tập, đồ chơi và đồ trang trí lớp. Tới 4 giờ chiều khi các con tan học, cô dạo quanh một vòng để cập nhật tình hình xem có hộ nào mới sinh hay chuyển đi chuyển đến không.

(Ảnh: FBNV)

Bên cạnh những vất vả kể trên, cuộc sống thiếu thốn vùng cao, điều kiện sinh hoạt nghèo nàn cũng là điều thử thách với các thầy cô giáo trẻ. Hàng ngày, cô Linh phải nấu cơm bằng bếp củi, đіện nước lúc có lúc không. Thế nhưng, tình yêu rạo rực với nghề, mong ước đem con chữ ‘thắp sáng’ vùng cao cũng như sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp đã ‘neo giữ’ cô lại vùng đất khó khăn này.

Ai cũng trải qua một thời tuổi trẻ đầy hoài bão. Có người muốn trụ lại thành phố để phát triển sự nghiệp. Nhưng cũng có người chọn về nơi hẻo lánh xa xôi để gắn bó với những vùng đất dễ bị lãng quên. Dù là chọn lựa nào thì sự đóng góp của họ cũng đáng được trân trọng. Đặc biệt, sự cống hiến của những người trẻ – những người tình nguyện về vùng sâu vùng xa để cải thiện cuộc sống nơi này tốt hơn, để đem ánh sáng trí thức về với các thế hệ tương lai nơi núi đồi heo hút, họ thật xứng đáng để được tôn vinh.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X