Chỉ với 1 quả mướp: Giải quyết nhiều ‘bệnh khó nói’ phụ nữ thường gặp phải

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ 9 món ăn, bài thuốc từ quả mướp dành cho phụ nữ: 1. Kinh nguyệt không thông, không đều, phụ nữ tắc tia sữa Cách làm: Dùng 1 quả mướp khô cả hạt, đốt tồn tính sau đó đem tán bột. Dùng uống 8g/lần pha với

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ 9 món ăn, bài thuốc từ quả mướp dành cho phụ nữ:

1. Kinh nguyệt không thông, không đều, phụ nữ tắc tia sữa

Cách làm: Dùng 1 quả mướp khô cả hạt, đốt tồn tính sau đó đem tán bột. Dùng uống 8g/lần pha với rượu.

2. Phụ nữ sau sinh ít sữa

Cách làm: Chuẩn bị 1 quả mướp tươi, 3 cái móng giò. Đem sơ chế sạch rồi nấu canh ăn kèm cơm.

images

3. Đau nửa đầu

Cách làm: Dùng 15 – 30g rễ mướp sắc uống mỗi ngày. Tác dụng của quả mướp sẽ giúp thông lạc, chữa viêm mũi, viêm xoang, ho và đau lưng.

4. Tốt cho bệnh nhân bị tim mạch, tăng huyết áp

Lợi ích sức khỏe của mướp đối với tim có thể được nhận thấy thông qua hàm lượng vitamin A dồi dào. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ 900mg vitamin A có thể làm giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính, do đó làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Cách làm: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

5. Chữa đau lưng lâu không khỏi, viêm mũi, viêm xoang

muop

Cách làm: Lấy 40-120g rễ mướp hương đi sắc cùng với nước sạch. Uống trong ngày.

6. Nổi mề đay

Cách làm: Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến vào rồi bôi lên vết lở, nổi.

7. Đau nhức thần kinh

Cách làm: Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng tùy triệu chứng nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.

8. Làm đẹp da

Các nghiên cứu chứng minh rằng, tiêu thụ vitamin C với lượng vừa đủ rất có lợi cho sức khỏe làn da. Vitamin C có thể làm giảm khô da, nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa sớm.

Vitamin C chứa trong mướp còn đóng vai trò chính trong việc sản xuất protein để xây dựng cơ, da, mạch máu và dây chằng, giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.

Cách làm: Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc giây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần, ngoài tác dụng giữ cho da đẹp thì còn có thể hỗ trợ điều trị da tàn nhang, viêm lỗ chân lông…

9. Đau nửa đầu

Mướp còn có một khả năng thần kỳ là giải quyết các cơn đau liên quan đến chứng đau nửa đầu. Bởi trong mướp có một lượng magiê hữu ích, giúp cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.

Cách làm: Dùng 15 – 30g rễ mướp sắc uống mỗi ngày. Tác dụng của quả mướp sẽ giúp thông lạc, chữa viêm mũi, viêm xoang, ho và đau lưng.

Tác hại không mong muốn của mướp đắng

Mướp rất lành và tốt cho sức khỏe nhưng khi đã có vị đắng thì lại trở thành chất kịch độc, có thể khiến người ăn bị mất mạng.

Nguyên nhân khiến mướp bị đắng có thể là do môi trường trồng cây bị ô nhiễm, chăm bón phân không đúng cách, hoặc bảo quản không đúng cách. Việc cây bị thiếu chất khiến quả thiếu dinh dưỡng cũng dẫn đến quả mướp bị đắng, hay quả mướp đắng ở chỗ bị thâm đen vì ong châm.

Tác dụng của mướp đắng và những khuyến cáo đến người dùng - Tuổi Trẻ Online

Trong phần mướp bị đắng có chứa chất alkaloid – một chất có dược tính mạnh tồn tại trong thực vật, và con người rất nhạy cảm với độc tính của nó và dễ bị ngộ độc. Khi bị ngộ độc do ăn mướp bị đắng sẽ có những biểu hiện như chóng mặt, suy nhược, co thắt dạ dày và các triệu chứng ngộ độc khác sau khi ăn.

Chính vì vậy, nếu ăn thấy mướp bị đắng thì chúng ta nên bỏ phần mướp đã nấu đi, để tránh ăn vào bị ngộ độc.

Ngoài ra, do mướp có tính chất mát, thanh nhiệt nên những người tỳ vị kém, hay bị đau bụng, tiêu chảy đều không nên ăn mướp thường xuyên để bệnh không nặng hơn.

Những người không nên ăn mướp

Người thể hàn, hoặc người có tì vị kém

Mướp thuộc loại tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nên không phù hợp với thể trạng những người thể hàn, hoặc những người có tì vị kém. Nếu như ăn mướp thường xuyên sẽ dần làm cho sức khỏe của các trường hợp này ngày càng yếu đi, lâu ngày có thể trở nặng. Chính vì thế, nếu bị thể hàn, hoặc tì vị kém, nên hạn chế ăn mướp hoặc tránh ăn mướp để sức khỏe không bị ảnh hưởng.

Người có thể trạng yếu, hoặc mới ốm dậy

Mặc dù mướp có giá trị dinh dưỡng, và có cả tác dụng chữa bệnh, nhưng với những người có cơ địa đặc biệt như bị dị ứng, thể trạng yếu, đang ốm hoặc mới khỏi ốm thì cần tránh ăn mướp, nếu không sẽ làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn hoặc gây khó chịu cho cơ thể. Nguyên do là theo Đông y, mướp có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông kinh lạc, hoạt huyết, nên không tốt cho thể trạng yếu của các trường hợp vừa nêu.

Người bị tiêu chảy, kiết lỵ

Cũng do tính hàn của mướp nên đây cũng là loại thực phẩm không tốt cho người đang bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ. Việc ăn mướp sẽ làm cho tình trạng của họ trầm trọng hơn.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X