Cậu bé nhập viện trong tình trạng đau bụng phải ngồi xe lăn, bác sĩ kiểm tra bảo ‘một ngày gặp 3 trường hợp’

Bác sĩ Ngô Xương Đằng, khoa nhi, bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi nam (9 tuổi) nhập viện trong tình trạng khóc lóc thảm thiết, cậu bé bị đau bụng không thể đi lại nên được gia đình đẩy đến phòng khám bằng xe lăn. Ảnh

Bác sĩ Ngô Xương Đằng, khoa nhi, bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi nam (9 tuổi) nhập viện trong tình trạng khóc lóc thảm thiết, cậu bé bị đau bụng không thể đi lại nên được gia đình đẩy đến phòng khám bằng xe lăn.

Cậu bé nhập viện trong tình trạng đau bụng phải ngồi xe lăn, bác sĩ kiểm tra bảo 'một ngày gặp 3 trường hợp'. - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau khi tiến hành hội chẩn và chụp X – Quang, bác sĩ Ngô phát hiện bệnh nhi bị táo bón, vị trí gần trực tràng hậu môn đều chứa đầy chất thải không đi đại tiện trong thời gian dài.

Theo kinh nghiệm lâm sàng, trong một ngày bác sĩ có thể gặp 3 trường hợp bệnh nhi bị táo bón nghiêm trọng đến mức không thể đi lại và phải nhờ người thân đỡ, trường hợp cậu bé 9 tuổi chính là điển hình.

Cậu bé nhập viện trong tình trạng đau bụng phải ngồi xe lăn, bác sĩ kiểm tra bảo 'một ngày gặp 3 trường hợp'. - Ảnh 2.

Bác sĩ Ngô phát hiện bệnh nhi bị táo bón, vị trí gần trực tràng hậu môn đều chứa đầy chất thải.

Bác sĩ Ngô giải thích, cơ thể con người vốn rất kì lạ, khi ruột tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ xảy ra ‘hiện tượng đóng băng’, lúc này các cơ co thắt trong ruột giảm hoạt động, nhu động ruột chậm lại và dễ dẫn đến táo bón. Cộng thêm thời tiết lạnh giá khiến con người giảm nhu cầu uống nước, uống nước càng ít thì càng dễ mất nước nên gây ra tình trạng đại tiện không theo quy luật.

Thời tiết lạnh sẽ thúc đẩy cảm giác thèm ăn, nhóm đối tượng thích ăn lẩu cay, lười vận động, giảm hoạt động đều là có nguy cơ mắc bệnh táo bón. Bác sĩ Ngô chỉ ra 5 lưu ý các bậc phụ huynh cần nhớ để giải quyết tình trạng táo bón của con nhỏ:

1. Trong thời tiết lạnh, tránh uống nước lạnh, đặc biệt là sau bữa ăn. Nước lạnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa và làm gián đoạn quá trình phân hủy thức ăn. Ngược lại, uống nước ấm có thể cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

2. Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây như nho, ổi, cam, bưởi. Đây là những loại trái cây giàu chất xơ, giúp loại bỏ chất thải và tăng cường nhu động ruột hoạt động.

3. Uống nhiều nước, nhiều trẻ có xu hướng bị mất nước do uống ít nước nên dẫn đến đi đại tiện không đều.

4. Tập thể dục nhiều hơn, đặc biệt là các bài tập bụng rất hữu ích trong việc giảm táo bón.

5. Tránh ăn đồ ăn vặt và đồ chiên rán, chúng không chỉ khó tiêu hóa mà còn làm tăng cân.

Bác sĩ Ngô nhắc nhở, các bậc phụ huynh cần lưu ý khi trẻ bị táo bón trên 3 ngày, nếu trẻ vẫn không thể đi đại tiện có thể dẫn đến trường hợp nghiêm trọng là đau bụng và tắc ruột.

Triệu chứng bệnh táo bón

Đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần.

Phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài.

Phân có đường kính lớn có thể gây tắc nghẽn nhà vệ sinh.

Đau khi đi đại tiện.

Đau bụng.

Máu trên bề mặt phân cứng.

Nếu trẻ sợ rằng việc đi đại tiện sẽ bị tổn thương và đau thì bé tránh không đi đại tiện. Phụ huynh có thể nhận thấy trẻ bắt chéo chân, siết chặt mông, vặn vẹo cơ thể hoặc mặt tỏ vẻ khó chịu khi cố gắng giữ phân.

Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, táo bón mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng hoặc báo hiệu có tình trạng bệnh lý khác tiềm ẩn. Phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo:

Sốt.

Nôn.

Máu trong phân.

Chướng bụng.

Giảm cân.

Vết nứt hậu môn.

Sa trực tràng.

Đối tượng nguy cơ bệnh táo bón

Táo bón xảy ra ở những trẻ em có yếu tố sau đây cao hơn so với những trẻ không có:

Ít vận động.

Ăn không đủ hoặc rất ít chất xơ.

Uống không đủ nước.

Dùng một số loại thuốc, bao gồm một số thuốc chống trầm cảm.

Có bệnh ảnh hưởng đến hậu môn hoặc trực tràng.

Có tiền sử gia đình bị táo bón.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X