Cả tuần bé 5 tuổi lặng lẽ ngồi ở nhà trẻ chờ người đến đón, bố ráo hoảnh: Nó không phải con tôi

Mục đích, động lực cả cuộc đời của người làm cha làm mẹ là làm hết sức mình để cung cấp cho con cái của họ một môi trường sống vui vẻ, thoải mái, thư thái và tràn đầy tình yêu thương. Đối với một đứa trẻ 5 tuổi, điều hạnh phúc nhất là ở

Mục đích, động lực cả cuộc đời của người làm cha làm mẹ là làm hết sức mình để cung cấp cho con cái của họ một môi trường sống vui vẻ, thoải mái, thư thái và tràn đầy tình yêu thương. Đối với một đứa trẻ 5 tuổi, điều hạnh phúc nhất là ở bên cạnh cha mẹ. Nhưng Tiểu Thụy (thụy mang nghĩa là điềm lành) thì ngược lại, nhìn tấm lưng gầy guộc của bé 5 tuổi bị bỏ lại ở trường mẫu giáo, cảm giác lớn nhất của cư dân mạng đại lục là xót xa.

Mỗi đứa trẻ sau khi chào đời đều là châu báu, vàng ngọc của cha mẹ. Khi con còn nhỏ không có khả năng tự chăm sóc bản thân, cha mẹ là người chăm sóc con về mặt pháp lý và đạo đức.Nhưng hiếm hoi cũng có những trường hợp khiến chúng ta phải suy nghĩ.

hình ảnh

Theo Sohu, sự việc xảy ra vào ngày 7/7 vừa qua tại một trường mẫu giáo ở Nam Ninh, Quảng Tây. Như thường lệ, bé trai 5 tuổi tên Tiểu Thụy được bố đưa đến trường mẫu giáo như thường lệ, nhưng khi tan học, phụ huynh không thấy xuất hiện.

Khi tất cả bọn trẻ đã được bố mẹ đến đón, chỉ còn cậu bé đứng đợi bên ngoài một mình, vẻ mặt lo lắng của Tiểu Thụy nhanh chóng thu hút sự chú ý của giáo viên mẫu giáo. Cô giáo nghĩ rằng cha mẹ bé có thể có việc đột xuất cần giải quyết nên đã cùng cậu bé đứng đợi ngoài cổng trường. Một lúc lâu sau, cha mẹ Tiểu Thụy vẫn không xuất hiện, cô giáo buộc lòng gọi cho bố cậu bé, người hàng ngày vẫn đưa đón cậu nhóc.

hình ảnh

Cứ tưởng bố mẹ quên đón con vì quá bận rộn, nhưng câu trả lời thật bất ngờ. Cha của Tiểu Thụy nhận được cuộc gọi từ giáo viên mẫu giáo, đã trả lời rằng anh không bao giờ có thể đón con được nữa.

Nguyên nhân được đưa ra là, cách đây không lâu, vì bị vợ đang đi làm xa nhắn tin khích bác, anh nghi ngờ đứa trẻ không phải con ruột của mình. Vì vậy anh đã tiến hành kiểm tra quan hệ cha con, kết quả thằng bé không phải con ruột của mình. Do đó anh đã bỏ vào ba lô con vài bộ quần áo, nói rằng nhà trường muốn giải quyết sao thì cứ làm, anh sẽ không can dự vào cuộc đời của thằng bé nữa.

“Tôi sẽ không đón con nữa. Tôi đã thực hiện nghĩa vụ làm cha trọn vẹn suốt 5 năm nay. Đứa trẻ không phải là con của tôi. Cô muốn làm gì với nó thì làm”

hình ảnh

Nhà trẻ chỉ có thông tin liên lạc của bố Tiểu Thụy chứ không có thông tin mẹ của cậu bé, cuối cùng giáo viên nhà trẻ thấy không có cách nào đưa học trò về nhà nên đã đưa cậu bé đến đồn cảnh sát nhờ giúp đỡ.T hông qua địa chỉ cư trú, cảnh sát đã tìm ra thông tin liên lạc của ông nội và chú của Tiểu Thụy. Nhưng họ nói rằng họ không muốn nhận cậu bé 5 tuổi bị bỏ lại ở trường mẫu giáo

Đã 3 ngày trôi qua, bé trai không biết lý do tại sao bố không đến đón mình, và vẫn đang đợi bố mẹ ở nhà trẻ. Các cô giáo cũng có gia đình nên chỉ có thể thay phiên nhau đưa Tiểu Thụy về nhà vào buổi chiều tối. Khi mới 5 tuổi, đứa trẻ đã phải chịu á.c ý lớn như vậy từ những người thân của mình, rõ ràng không phải nó có lỗi, tại sao lại phải chịu lỗi của người khác? Nhiều bậc cha mẹ coi con cái là báu vật, nhưng một số cha mẹ lại không như vậy. Những đứa trẻ ở tuổi phụ thuộc nhiều nhất vào cha mẹ đã phải chịu cảnh cha mẹ ruồng bỏ.

hình ảnh

Lúc này người đau khổ nhất chính là đứa trẻ bị bỏ rơi, nó chưa hiểu chuyện nhưng có lẽ cũng biết thân biết phận, không hề đòi hỏi hay quấy khóc. Lặng lẽ chơi một mình trong lớp, lặng lẽ ngồi một góc nhìn về phía cổng trường, biết đâu bố sẽ bất ngờ xuất hiện ở đó.Đứa trẻ ngây thơ chưa bao giờ tưởng tượng được mình sẽ bị bỏ rơi khi còn đi học mẫu giáo. 

Mẹ của Tiểu Thụy đã làm điều gì đó có lỗi với bố, nhưng mẹ nó đã không lựa chọn đứng ra gánh vác trách nhiệm này, và gia đình của người phụ nữ cũng vậy. Thực tế này thật tàn khốc, những tổn thương tâm lý mà đứa trẻ phải gánh chịu có lẽ khó có thể bù đắp được trong tương lai. Là cha mẹ, khi các vấn đề về tình cảm nảy sinh, chúng ta cần phải tính đến cảm xúc của con mình, trẻ em trong thời thơ ấu dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài nhất.

hình ảnh

Nhiều người thường thể hiện một số điều tiêu cực trước mặt con cái khi chúng còn nhỏ, và khi chúng lớn lên, nói gì cũng vô ích. Và cha mẹ dù vì lý do gì thì cũng nên có trách nhiệm với con, trong trường hợp này chưa nói đến việc Tiểu Thụy không hề mắc lỗi. 

Về góc độ pháp lý, cha mẹ của đứa trẻ dù có chuyện gì xảy ra cũng không thể bỏ mặc đứa trẻ, ngay cả khi đứa trẻ không phải là con đẻ thì cũng nên cư xử có lý có tình. Một đứa trẻ 5 tuổi chưa hiểu chuyện gì đã mất đi gia đình, là một bi kịch. Điều bi thảm hơn nữa là mẹ ruột lại phớt lờ nó, thật khó để tưởng tượng đứa trẻ lúc trưởng thành sẽ cảm thấy thế nào khi nhớ lại những sự việc trong quá khứ.

Xét về khía cạnh đạo đức, cha của Tiểu Thụy đã làm hết sức mình. Anh ta không quên chuẩn bị quần áo khi rời khỏi con, điều này chứng tỏ đứa trẻ vẫn còn một chỗ đứng trong trái tim người cha. Nhưng sự việc xảy ra đột ngột và anh không thể chấp nhận sự thật này trong lúc này.

Mặt khác, mẹ của Tiểu Thụy từ đầu đến cuối trốn tránh trách nhiệm, trốn tránh sự thật. Rốt cuộc đứa trẻ đã làm gì để cả gia đình đối xử với nó tàn nhẫn như vậy?

hình ảnh

Con cái có thể làm cho hôn nhân và gia đình tương đối ổn định hơn. Bước vào hôn nhân, vai trò của hai người trong tình yêu đã thay đổi. Bởi vì họ ăn, uống và ngủ dưới một mái nhà hàng ngày, những mâu thuẫn và xung đột xuất hiện. Đứa con đã trở thành một đầu mối liên kết quan trọng.

Đã vài ngày trôi qua, các giáo viên vẫn chưa thể liên lạc được với cha mẹ của đứa trẻ bị bỏ lại trường mẫu giáo. Cư dân mạng cũng không khỏi xót xa cho Tiểu Thụy:

“Đó là lỗi của người lớn, một đứa trẻ 5 tuổi phải trả giá. Việc bố từ chối nhận có thể là phút nóng giận, bỗng phát hiện đứa con nuôi 5 năm không phải của mình, không phải người liên quan không thể hiểu được cảm giác đó.”

“Đau lòng khi thấy cái lưng bé bỏng ấy. Người lớn mắc sai lầm và một đứa trẻ phải gánh chịu hậu quả? Tôi hy vọng rằng mẹ của đứa trẻ sẽ đón nó. Đừng làm tổn thương đứa trẻ nữa”

“Trong vụ việc, cả người cha và cháu bé đều là nạn nhân, bị lừa dối và được nuôi tự nguyện là hai việc khác nhau, cuối cùng thì mẹ ruột và bố ruột của cháu bé mới là người thực sự phải chịu trách nhiệm”

Khi một gia đình tan vỡ, con cái luôn là người đau khổ nhất.

hình ảnh

Nếu cha mẹ ly hôn, họ có thể lập gia đình mới và sinh con trở lại, đứa trẻ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc như trái bóng qua lại giữa hai nhà. Nếu cha mẹ ly tán, nó sẽ không có nhà. Không có nhà ở, đứa trẻ trở thành kẻ bị ruồng bỏ trong gia đình, bị ruồng bỏ nghĩa là không có ai yêu thương, không có ai lắng nghe… 

Nếu chẳng có ai đến đón, có lẽ chẳng sớm thì muộn cậu bé cũng sẽ được đưa vào trung tâm xã hội. Mới 5 tuổi, đứa trẻ đang có bố có mẹ bỗng trở thành kẻ vô gia cư, bị bỏ rơi.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X