Vì vậy khi có triệu chứng của bệnh cũng không làm xét nghiệm, mà tự mua thuốc uống để điều trị triệu chứng như các bệnh thông thường khác mọi người ạ.
Như trường hợp của người phụ nữ 29 tuổi mình vừa đọc được trên báo ZingNews mới đây là một ví dụ. Mặc dù có các biểu hiện của bệnh nhưng cả gia đình không test nhanh hay làm bất kỳ xét nghiệm nào.
Giờ mình chia sẻ câu chuyện và những phân tích của chuyên gia xem như vậy có đúng không nha.
Xét nghiệm là cách để biết mình là F0 hay không. Ảnh minh họa/Nguồn: ntcdc
Không muốn mang tâm lý trở thành F0, cả nhà chọn cách tự điều trị triệu chứng, không xét nghiệm ‘cô vít’
Đây là câu chuyện của gia đình chị Hồng Bích (29 tuổi, nhân viên kiểm hàng ở Bình Dương). Theo chia sẻ của chị Bích thì gia đình chị vừa trải qua gần một tuần tự điều trị các triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, tương tự ‘cô vít’.
Thế nhưng, chị Bích chưa xác định gia đình có nhiễm cô vít hay không vì không làm xét nghiệm nhanh.
Trước đó thì từ giai đoạn Bình Dương bùng phát dịch trong khu công nghiệp Sóng Thần đến bình thường mới, chị Bích nhiều lần trở thành F1 và đối diện nguy cơ lây nhiễm cao khi các đồng nghiệp xung quanh đều lần lượt dương tính.
Đến ngày 15/3, vợ chồng chị Bích cùng có triệu chứng sốt nhẹ, sổ mũi, đau đầu và rát họng. Thế nhưng họ quyết định không test nhanh ‘cô vít’ mà tự mua thuốc điều trị theo triệu chứng bệnh.
‘Không test nhanh xem như không mắc ‘cô vít’, dù tôi nghĩ rằng 99% là bản thân đã bị lây nhiễm trong quá trình tiếp xúc tại công ty’, chị Bích chia sẻ.
Người phụ nữ 29 tuổi này cho biết, lý do chị quyết định như vậy do một số bạn bè khi mắc ‘cô vít’ có tâm lý khá nặng nề, một số khác lại tập trung quá nhiều thời gian vào việc điều trị, trong khi triệu chứng của bệnh chỉ như cảm cúm thông thường.
Hơn nữa, do đặc thù công việc chỉ tiếp xúc với nhóm làm việc tại khu vực riêng, nên chị cũng chỉ Bích thông báo cho cả nhóm để theo dõi sức khỏe, sau đó yên tâm tự điều trị tại nhà 4 ngày.
‘Sau 4 ngày, chúng tôi hầu như không còn sốt, chỉ thỉnh thoảng bị ho nhẹ. Tôi vẫn đeo khẩu trang đi làm bình thường, ăn uống tại khu vực riêng và giữ khoảng cách với mọi người. Một tuần sau, nhóm làm việc của tôi cũng không có ai tái nhiễm’, chị Bích chia sẻ.
Nhiều người không xét nghiệm khi có triệu chứng coovy. Ảnh minh họa/Nguồn: hk0
PGS.TS Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP.HCM, cho rằng trong giai đoạn đại dịch ‘cô vít’ đang bùng phát, việc xác định F0 rất quan trọng.
Điều này là vì người bệnh sẽ thông báo cho những người từng tiếp xúc, đồng thời giữ khoảng cách để tránh lây nhiễm nếu họ xác định bản thân đang là F0.
PGS Ngọc cũng khuyến cáo, với những trường hợp không có điều kiện để mua kit test xét nghiệm nhanh kháng nguyên nhưng có triệu chứng nghi ngờ mắc ‘cô vít’, người bệnh nên tuân thủ việc cách ly, theo dõi sức khỏe tương tự ca F0.
‘Nếu đã nghi ngờ nhiễm ‘cô vít’ mà không xét nghiệm chẩn đoán, người bệnh rất dễ chủ quan, từ đó gây nguy cơ lây lan virus rộng hơn, điều này sẽ gây hại cho cộng đồng’, PGS Ngọc nhấn mạnh.
Chuyên gia này khuyến cáo, cách tốt nhất vẫn là xét nghiệm nhanh ‘cô vít’ để tự cách ly, tránh lây lan cho người trong nhà, đặc biệt là người lớn tuổi, có bệnh nền.
Đặc biệt là bản thân người mắc, nghi mắc ‘cô vít’ trong giai đoạn này cần tự cách ly, giữ khoảng cách nghiêm túc. Lý do vì hiện giờ ‘cô vít’ vẫn được xem là đại dịch thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa được Bộ Y tế công nhận là bệnh thông thường.
‘Trong tương lai, chúng ta chưa biết thế nào nhưng hiện tại, tất cả đều xem ‘cô vít’ như bệnh thông thường, không khẩu trang, không xét nghiệm thì dịch tiếp tục bùng lên, lây lan nhóm nguy cơ cao chưa được bảo vệ, là chuyện khó tránh khỏi’, PGS Ngọc khuyến cáo.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, cũng khuyến cáo, mặc dù hiện giờ chủ yếu lưu hành chủng Omicron, tỷ lệ nhập khoa hồi sức cấp cứu (ICU) thấp và nguy cơ ‘ra đi’ cũng không tăng nhiều như trước.
Thế nhưng nếu mọi người chủ quan, cố tình để bản thân lây nhiễm hoặc khiến người khác bị lây nhiễm, chắc chắn sẽ làm tăng nhanh ca bệnh, gây ảnh hưởng nhóm nguy cơ cao, từ đó khiến bệnh viện quá tải và gia tăng ca không qua khỏi.
Trên đây là những thông tin đã được báo chí chia sẻ, như vậy dù hiện giờ các ca F0 chủ yếu điều trị ở nhà, nhưng mọi người cũng không nên có suy nghĩ bỏ qua việc test để biết mình nhiễm bệnh hay không nha.