BV Nhi ghi nhận 1406 ca mắc virus Adeno: BS chỉ 5 dấu hiệu trẻ nhiễm bệnh, dễ nhầm lẫn

Với lại, bọn nó còn đang đi học nữa chứ, nhất là lứa tuổi mầm non ý. Giờ gửi trẻ thì lo con bị lây mà không gửi thì chẳng biết làm thế nào, cũng đâu thể ở nhà chăm con được đâu. Mệt thật đấy. Mà mình đọc trên tờ Người Lao động thấy

Với lại, bọn nó còn đang đi học nữa chứ, nhất là lứa tuổi mầm non ý. Giờ gửi trẻ thì lo con bị lây mà không gửi thì chẳng biết làm thế nào, cũng đâu thể ở nhà chăm con được đâu. Mệt thật đấy.

Mà mình đọc trên tờ Người Lao động thấy còn bảo có 7 trường hợp nhiễm adenovirus không qua khỏi rồi. Số lượng ca mắc thì cứ tiếp tục tăng, chẳng biết thế nào nữa.

Cụ thể về tình hình bệnh này, mình chia sẻ ở bên dưới nha các mẹ.

Bệnh nhi được điều trị tại khu vực riêng

Bệnh nhi được điều trị tại khu vực riêng. Ảnh: VTV

Bệnh viện Nhi tiếp nhận hơn 1.400 ca bệnh, đã có 7 trường hợp không qua khỏi vì adenovirus

Tờ Người Lao động đưa tin: Tối 22/9, BV nhi Trung ương cho biết, gần đây số ca bệnh nhiễm adenovirus tăng cao. Từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 1.400 ca bệnh. Trong đó có 811 trẻ phải nhập viện, chiếm gần 58%. Đặc biệt, đã có 7 trường hợp không qua khỏi.

Chỉ tính riêng từ tháng 8 đến ngày 21/9 đã có hơn 1.300 ca với 738 ca phải nhập viện. Tỷ lệ trẻ nhập viện vì bệnh này chiếm khoảng 4% trong tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại viện Nhi Trung ương.

Trước tình hình này, lãnh đạo bệnh viện đã ra tài liệu, văn bản hướng dẫn quản lý, phân luồng, cách ly điều trị và dự phòng lây nhiễm. Bệnh viện cũng giành 300 giường để thu dung điều trị bệnh nhi mắc bệnh này. Bệnh nhi nhập viện sẽ được chăm sóc, điều trị ở khu vực riêng, đảm bảo mỗi trẻ 1 giường nhằm hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo trong bệnh viện .

Số lượng bệnh nhi nhập viện vì adenovirus tăng

Số lượng bệnh nhi nhập viện vì adenovirus tăng. Ảnh: SK&ĐS

TS. Lê Kiến Ngãi (Trưởng Khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn) cho hay: số ca nhiễm adeno tăng đột biến nhưng số trường hợp mất không bất thường. Ngoài gây bệnh ở hệ thống hô hấp, virus này còn xâm nhập vào hệ tiêu hóa, gây viêm dạ dày, ruột. Một số trường hợp có thể bị viêm bàng quang, viêm màng não.

Trên thế giới, virus này đang bị nghi liên quan tới bệnh viêm gan bí ẩn. Song, tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm viêm gan bí ẩn. Do đó, không xác định được virus này có liên quan hay không.

Adenovirus có thể lây lan nhanh trong cộng đồng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. Bệnh còn có thể để lại biến chứng lâu dài, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như: Viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng, giãn phế quản, xơ phổi.

Vậy làm thế nào để phát hiện và phòng ngừa?

Theo PGS. TS Lê Thị Hồng Hanh (Giám đốc Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Nhi Trung ương), triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm với những bệnh do virus gây viêm đường hô hấp khác. Trẻ nhiễm adenovirus cũng có biểu hiện: Sốt cao, ho, khò khè, có thể kèm theo viêm kết mạc mắt, rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ bị nặng còn xuất hiện triệu chứng khó thở.

Trẻ bị nhiễm bệnh cần được cách ly tại phòng riêng để tránh lây nhiễm. Bệnh nhân sẽ được hỗ trợ hô hấp khi cần, dùng kháng sinh nếu bị bội nhiễm viêm phổi. Bệnh nhi sẽ được điều trị các triệu chứng như: hạ sốt khi sốt cao, bù điện giải, bổ sung dinh dưỡng, dùng thuốc kháng virus với trường hợp nặng…

PGS. TS Lê Thị Hồng Hanh

PGS. TS Lê Thị Hồng Hanh. Ảnh: SK&ĐS

Hiện nay, chưa có vắc xin để phòng bệnh, do đó phụ huynh cần bảo vệ con trẻ bằng cách:

+ Cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian 6 tháng đầu, nếu được nên cho bé ti tới 2 tuổi.

+ Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

+ Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, không để trẻ nhiễm lạnh

+ Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý (với trẻ nhỏ), súc miệng bằng nước muối sinh lý (với trẻ lớn hơn).

+ Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với trẻ bị ốm, bệnh.

+ Rửa tay thường xuyên

+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của Bộ Y tế.

Đặc biệt, khi bé xuất hiện những dấu hiệu bất thường về hô hấp, phụ huynh nên đưa con tới cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Điều này nhằm hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

Đọc báo thì các mẹ cũng biết trong thời điểm này, các bệnh giao mùa liên quan tới hô hấp, sốt xuất huyết đang tăng. Vì thế, tốt nhất là ai cũng nên chủ động bảo vệ con mình. Vì bao giờ phòng bệnh cũng hơn chữa bệnh mà.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X