Biết dâu lau dọn bát hương mỗi ngày rằm, mẹ chồng chỉ mặt: Cô muốn nhà này lộn tùng phèo à

Bởi hỏi mẹ chồng tôi thì vừa ngại vừa sợ do bà vẫn hay bán hàng tạp hóa ở nhà rất bận rộn. Còn em gái chồng thì quá nhỏ, chỉ mới 14 tuổi. Nhà chồng tôi có tất cả 4 người gồm mẹ chồng, 2 vợ chồng tôi và cô em chồng. Nghe nói

Bởi hỏi mẹ chồng tôi thì vừa ngại vừa sợ do bà vẫn hay bán hàng tạp hóa ở nhà rất bận rộn. Còn em gái chồng thì quá nhỏ, chỉ mới 14 tuổi.

Nhà chồng tôi có tất cả 4 người gồm mẹ chồng, 2 vợ chồng tôi và cô em chồng. Nghe nói bố chồng tôi đã mất từ 4 năm trước do bị đột quỵ. Từ đó, mẹ chồng ở vậy và cứ nuôi 2 anh em chồng khôn lớn.

hình ảnh

Ảnh minh họa internet.

Mẹ chồng tôi năm nay mới 60 tuổi, nhìn hình dáng bên ngoài bà còn rất trẻ, đẹp, nhanh nhẹn. Bà cũng rất chăm lo hương khói trong nhà. Nhất là những dịp giỗ chạp bố chồng hay các cụ, bà đều làm giỗ rất chu đáo và tươm tất. Tết đến bà cũng thường xuyên mua sắm, bày biện bàn thờ rất đẹp mắt, ấm cúng.

Từ ngày về làm dâu, thấy mẹ chồng chăm hương khói như vậy nên tôi cũng học hỏi được ở bà ít nhiều. Bà thường dạy con dâu, con trai rằng, chăm lo bàn thờ, mồ mả gia tiên chính là lúc con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Những việc này đều là việc nhà nào cũng nên làm, con nào cũng nên làm.

Mang tiếng là con dâu ở chung với mẹ chồng nhưng cuộc sống của tôi ở đây khá thoải mái. Hàng ngày vợ chồng tôi đi làm từ 8h sáng đến 7h tối mới về. Nhà chỉ có mẹ chồng ở nhà bán hàng tạp hóa rồi lo toan cơm nước cho em chồng đi học về ăn. Bữa tối, cả nhà tôi mới là bữa chính. Ăn xong thì tôi dọn dẹp, giặt giũ rồi đi ngủ. Ngày nào cũng đều đặn như thế. Việc của ai người nấy làm, mẹ chồng tôi cũng rất ít để ý vặt vãnh đến con dâu. Nhờ vậy mối qu.an h.ệ mẹ chồng – nàng dâu nhà tôi vẫn rất tốt đẹp.

Thấy mẹ chồng để ý đến chuyện hương khói trong nhà như vậy nên từ khi về làm dâu, cứ đến cuối tuần được nghỉ làm là tôi lại đi chợ mua hoa tươi, quả tươi, ít bánh kẹo về thắp hương bàn thờ gia tiên. Những khi ấy, tôi lại lau dọn bàn thờ sạch sẽ rồi thắp nhang lên cho ấm cúng.

Riêng mỗi ngày rằm hàng tháng, tôi sẽ tỉa lại chân hương cho gọn gàng, sạch sẽ nhất. Tôi chỉ lau dọn và tỉa bát hương thôi, còn những đồ bày trên bàn thờ tôi không động đến. Thật ra, tôi chẳng phải cứ chờ đến cuối năm mới dọn dẹp bát hương. Bởi tôi nghĩ, trần sao âm vậy. Hàng ngày chúng ta lau dọn nhà cửa, ăn ở sạch sẽ vậy tại sao cứ để bát nhang dày đặc chân nhang, bụi khắp ban thờ?

hình ảnh

Hơn nữa, ngay kể cả quan niệm về đạo Phật hay tục thờ cúng cũng không có quy định nào bắt phải để chân nhang đến cả năm như vậy cả, vừa mất vệ sinh vừa dễ gây hoả hoạn. Thậm chí, từ ngày về làm dâu, mình cũng cúng toàn tiền thật. Sau đó dành số tiền này để cuối năm mua lễ để cúng. Như vậy vừa hưởng ứng bảo vệ môi trường vừa nhàn không phải đốt vàng mã.

Chuyện có thế mà mùng một vừa rồi, khi tôi đang lúi húi lau dọn và tỉa chân nhang cho bát hương thì mẹ chồng tôi lên phòng thờ. Thấy con dâu đang làm như vậy, bà hét lớn: “Dừng tay ngay, ai bảo con được tỉa chân hương như thế. Có biết chân hương chỉ được cuối mỗi năm tỉa 1 lần không? Cô muốn nhà này lộn tùng phèo lên hết à?”

Bà còn nói thêm: “Bát nhang là phải đầy chân hương, không được lau chùi, tỉa chân nhang, không được xê dịch bát nhang. Bởi như vậy là phạm kiêng kỵ. Sao con lại nông cạn như thế chứ. Lần sau mẹ không khiến con làm việc này và cấm bén mảng đến phòng thờ”.

Cá nhân tôi thấy, quan niệm của mẹ chồng tôi mới thiếu khoa học, không có căn cứ cơ sở. Tôi cảm thấy bà chỉ nặng nề suy nghĩ mê tín dị đoan thôi. Bởi suy cho cùng, phong tục này là con người bày ra. Miễn sao là lòng thành là được rồi, quan trọng là ở cái tâm phải không mọi người?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của người viết.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X