Bác sĩ Bạch Mai nói 10 biểu hiện ‘không bình thường’ hậu côvy và thời điểm ‘vàng’ nên đi khám

Vậy F0 khỏi bệnh có triệu chứng kéo dài gì mới gọi là di chứng hậu ‘cô vít’, và khi nào cần đến bệnh viện để kiểm tra? Bản thân mình cũng vừa trải qua giai đoạn F0, vẫn bị ho nên cũng thắc mắc về điều này. Nhưng sau khi đọc thông tin trên

Vậy F0 khỏi bệnh có triệu chứng kéo dài gì mới gọi là di chứng hậu ‘cô vít’, và khi nào cần đến bệnh viện để kiểm tra?

Bản thân mình cũng vừa trải qua giai đoạn F0, vẫn bị ho nên cũng thắc mắc về điều này.

Nhưng sau khi đọc thông tin trên báo Doanh nghiệp tiếp thị, mình thấy BSCKII Trần Minh Thảo, Phó trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai đã trả lời đầy đủ rồi, giờ chia sẻ cho những ai quan tâm nha.

hình ảnh

Nhiều F0 trở nặng sau hậu ‘cô vít’. Ảnh: Zingnews

Các triệu chứng hậu ‘cô vít’ hay gặp ở F0 khỏi bệnh, bao gồm:

Hội chứng hậu ‘cô vít là tình trạng F0 đã khỏi bệnh trong vòng 3 tháng và có triệu chứng bệnh kéo dài ít nhất 2 tháng.

Điều này khiến sức khỏe người bệnh suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc gây khó khăn trong cuộc sống. Các triệu chứng hay gặp nhất trong giai đoạn hậu ‘cô vít’gồm:

– Hô hấp: Khó thở, hụt hơi; viêm phế quản phổi

‘Đáng nói, nhiều người bệnh có triệu chứng hậu ‘cô vít’ nhưng đến khám muộn làm tình trạng thêm nặng nề, tăng tỷ lệ nhập viện, đặc biệt ở nhóm có bệnh nền như bệnh hô hấp, tim mạch, bệnh thần kinh, nội tiết, cơ xương khớp…”’, bác sỹ Thảo cho cảnh báo.

– Rối loạn tâm thần kinh: lo lắng, bồn chồn, dễ xúc động, khó ngủ hoặc ngủ ít; mệt mỏi, chân tay lạnh, đổ mồ hôi trộm; nặng đầu, giảm trí nhớ.

– Tổn thương tim và mạch máu: Nhịp nhanh, rối loạn nhịp tim. Nguy hiểm hơn là viêm cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim và suy tim, hình thành cục máu đông gây tắc mạch vành. Ngoài ra, di chứng mạch máu phổ biến nhất là đông máu gây huyết khối làm thuyên tắc phổi, đ ột quỵ não.

Theo bác sĩ Thảo, F0 sau khi âm tính nếu có một trong số 10 các triệu chứng sau, đặc biệt, với những người có bệnh nền thì cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám:

Sốt nhẹ; Khó thở; Tức ngực; Ho kéo dài; Mệt mỏi; Đau cơ; Rối loạn nhịp tim; Rối loạn tiêu hóa; Huyết áp không ổn định; Rụng tóc…

hình ảnh

F0 sau khỏi bệnh vẫn cần khám hậu ‘cô vít’ nếu xuất hiện triệu chứng. Ảnh: people,ams

Để giảm tỷ lệ nhập viện do hậu ‘cô vít’, mọi người nên chủ động khám sức khỏe trong vòng 1 đến 3 tháng đầu sau khi khỏi bệnh. Đây được coi là thời gian ‘vàng’ để điều trị, tránh kéo dài thời gian khiến bệnh chuyển nặng.

Riêng với các F0 có bệnh lý nền; người trên 60 tuổi; người bệnh khi mắc ‘cô vít’ đã từng phải điều trị tại khoa cấp cứu, hồi sức tích cực; người bệnh có các triệu chứng nặng nề hoặc bất thường thì cần phải đi khám ngay sau khi âm tính.

Tùy vào đặc điểm lâm sàng của người bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn nên thăm khám và điều trị tại chuyên khoa nào. Chẳng hạn các rối loạn về tâm lý, tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ… cần được khám sức khỏe tâm thần…

Thông thường người bệnh làm xét nghiệm cơ bản như: máu, nước tiểu, chụp X-quang tim phổi, điện tim, siêu âm tim và một số thăm dò sâu hơn nếu cần thiết (ví dụ cắt lớp phổi..). Dự kiến chi phí khám bệnh khoảng dưới 1 triệu/1 bệnh nhân.

Để ngăn ngừa di chứng hậu ‘cô vít, việc duy nhất cần làm là phòng tránh mắc bệnh bằng nhiều cách khác nhau như:

– Tăng cường vệ sinh, khẩu trang, sát khuẩn: Virus SARS-CoV-2 gây bệnh ‘cô vít’ lây qua tiếp xúc giọt bắn, vì vậy cần tuân thủ vệ sinh, đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách để hạn chế lây bệnh.

– Tiêm vắc xin: Với những trường hợp không có chống chỉ định tiêm vắc xin ‘cô vít’, hãy tiêm chủng ngay khi có thể là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cho bản thân và người xung quanh.

Trên đây là những thông tin đã được báo chí chia sẻ, giờ mọi người cũng đã rõ sau khi khỏi bệnh thấy cơ thể mình có triệu chứng gì thì cần đi khám bệnh ‘cô vít’ rồi, hãy cân nhắc thời gian đến gặp bác sĩ kịp thời nha.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X