Bà đẻ chủ quan làm 5 việc này, dễ bị hậu sản, cơ thể ố𝚖 𝚢ế𝚞 𝚗𝚐à𝚢 𝚌à𝚗𝚐 𝚑é𝚘 𝚖ò𝚗

Em sinh con được 6 ngày thì em bị băng huyết các mẹ ạ, giờ nghĩ lại vẫn hoảng. Mấy hôm sau sinh em thì em vẫn khỏe vẩn bình thường, đi lại chứ không kiêng cữ hay nằm 1 chỗ gì hết, vậy mà tự nhiên đến ngày thứ 6 thì em bị ra máu rất nhiều, phải đi cấp cứu. Huyết áp tụt mạnh mà người em cứ lả đi ý, bác sĩ kêu vô trễ tí nữa là không cứu nổi.

Ngày ra viện em mới biết là do tử cung của em co bóp không tốt, mà em còn nịt bụng quá sớm nên càng không co bóp được, không tống dc máu đẻ ra ngoài nên mới bị vậy. Ngoài ra còn có những sai lầm khiến mẹ sau sinh bị bệnh hậu sản nghiêm trọng nữa, bác sĩ có nói, nay em đăng lên đây các mẹ lưu ý nhé!

Nhiễm khuẩn hậu sản, nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị ...

1. “Yêu” quá sớm sau sinh

Trong tháng đầu sau sinh, lỗ cổ tử cung còn hở, còn sản dịch… đây là những điều kiện dễ gây nhiễm trùng tử cung. Ngoài ra, trong giai đoạn này, sức khỏe của mẹ chưa thật sự hồi phục, đặc biệt khi có những tổn thương sinh dục hoặc sau mổ sẽ gây đau, ảnh hưởng đến “cuộc yêu” và sức khỏe của mẹ.
Với những lý do đó, việc “sinh hoạt” với chồng sau khi sinh sẽ khiến mẹ mắc các chứng bệnh sản mòn, nhiễm trùng âm đạo, tử cung, buồng trứng… ảnh hưởng tới việc sinh nở sau này. Tối thiểu cũng phải kiêng chồng đủ 1 tháng các mẹ nhé!

2. Làm việc ngay, lao động quá sức

Theo bác sĩ, nguyên nhân chủ yếu khiến các mẹ dễ bị mắc bệnh hậu sản là do lao động nặng quá sớm. Một tháng sau khi sinh, tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Điều này khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới, khiến mẹ đau lưng, đi ngoài khó và tiểu rắt.

Hậu sản là gì? 5 bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau sinh

3. Căng thẳng tinh thần, mất ngủ

Có con là một niềm hạnh phúc lớn, nhưng đồng thời vấn đề chăm con nhỏ cũng gây ra những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Làm mẹ là một vai trò vất vả, đầy trách nhiệm và với những ai trong lần đầu thì rất bỡ ngỡ nhiều khi dẫn đến căng thẳng và thường xuyên mất ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ đem tới các chứng bệnh nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn…

4. Không kiêng cữ cẩn thận

Sau sinh mẹ không kiêng cữ cẩn thân, ăn mặc phong phanh ra gió, ăn uống tùm lùm, gội đầu, tắm rửa bằng nước lạnh, rửa “vùng nhạy cảm” không đúng cách… sẽ khiến cơ thể mẹ suy yếu, kiệt sức hoặc ốm sốt. Đặc biệt việc dùng thuốc kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng đến sự hồi phục cơ thể mà và tới nguồn sữa bé đang bú nữa. Mẹ nên chăm chỉ kiêng cữ để tránh mắc các bệnh không đáng có.

5. Không ăn uống đủ chất

Đây là một trong những sai lầm khiến mẹ sau sinh bị bệnh hậu sản nghiêm trọng. Bởi lúc này là thời điểm người mẹ thiếu nhiều chất nhất bởi mẹ đã mất rất nhiều năng lượng, máu và nước trong quá trình mang thai và vượt cạn.

Nếu mẹ không nạp đủ chất dinh dưỡng, ăn thực phẩm sống, nhiều chất chua hay thức ăn có tính hàn (ốc, hến, dưa hấu…) gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu hay không ăn rau xanh gây táo bón, khó khăn về đại tiện sẽ gây áp lực trong ổ bụng tăng và dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.

bữa ăn sơ sài,Sốc với mâm cơm mẹ chồng nấu cho con dâu ở cữ

Một số bệnh hậu sản thường gặp:

– Đau bụng dưới: Sau khi sinh nếu mẹ thấy đau bụng nhiều thì mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng dạ con, viêm ruột thừa, viêm phần phụ hoặc viêm đại tràng…

– Sốt cao: Nếu bị sốt trên 38 độ C trong khoảng 2 – 3 ngày sau sinh có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm tử cung, mẹ nên đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.

– Táo bón: Do các mẹ thường sợ mỗi lần đi đại tiện vì vết mổ sau sinh hoặc vết rạch tầng sinh môn cộng thêm chế độ ăn nhiều đạm, bổ dưỡng, thiếu chất sơ… nên dễ gây ra hiện tượng táo bón.

– Sản giật sau sinh: Đây là một biến chứng nguy hiểm bao gồm các triệu chứng: Đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, ù tai, co giật, cuối cùng thường hôn mê.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Sau sinh, tử cung lớn, chèn ép lên bàng quang trong thai kỳ là một trong những di chứng khiến cho mẹ bầu sau khi sinh bị bí tiểu, đái buốt, tiểu dắt…

– Đau đầu thường xuyên: Bởi trong khi sinh, việc dùng thuốc tê, thuốc mê, thiếu máu, huyết áp cao khiến mẹ bị đau đầu, nặng đầu 1 thời gian, mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này.

– Xuất huyết muộn sau sinh: Trong khoảng 2 – 3 ngày hoặc muộn hơn sau khi sinh, nếu vẫn ra sản dịch màu đỏ chứ không phải sản dịch sẫm màu thì đó có thể là dấu hiệu của xuất huyết muộn do sót nhau thai. Trong trường hợp này, mẹ nên đi khám ngay để cầm màu và điều trị kịp thời

Theo giadinhmoi Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://giadinhmoi.vn/ba-de-chu-quan-lam-5-viec-nay-sau-nay-de-bi-hau-san-tan-pha-co-the-ngay-cang-heo-mon-d44707.html?demo
BÀI LIÊN QUAN
X