Những thay đổi trong hành vi cơ bản
Hành vi tּự sáּt thường đi kèm với các triệu chứng trầm cảm. Bạn có thể nhận thấy những thay đổi sau ở con mình: thay đổi thói quen ngủ, thay đổi thói quen ăn uống, thu mình khỏi gia đình và bạn bè, xuất hiện các triệu chứng thể chất gây ra bởi vấn đề tâm lý: đau đầu, đau bụng không lý do.
Thay đổi ở trường
Những thay đổi vui buồn trong quá trình học tập của trẻ là điều bình thường. Nhưng nếu có một sự thay đổi tiêu cực kéo dài thì có nghĩa là trẻ đang cần được giúp đỡ. Cha mẹ cần lưu tâm đến những vấn đề như: giảm kết quả học tập, giảm tương tác với giáo viên và bạn ở trường, thiếu quan tâm đến trường học, từ chối đi học, mất hứng thú với các hoạt động bình thường hàng ngày.
Quan tâm đến cái chết
Trẻ nghĩ đến cái chết không phải là điều lạ. Tuy nhiên, nếu chúng tỏ ra quan tâm đặc biệt đến cái chết, nghiên cứu cách để chết, nói về cái chết của chính mình thì đó là dấu hiệu bất thường. Một số dấu hiệu cảnh báo cho cha mẹ là: trẻ thường hỏi về cái chết, tìm hiểu cách chết, nói về cái chết hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu chúng chết.
Cảm giác tuyệt vọng
Thông thường trẻ nhỏ có suy nghĩ lạc quan và tích cực về cuộc sống hơn so với người lớn. Tuy nhiên, khi một đứa trẻ có ý định tּự tּử, chúng có thể truyền đạt cảm giác tuyệt vọng về tương lai hoặc nói về sự bất lực. Chúng đang cảm thấy không thể làm gì để cải thiện kết quả và không ai có thể giúp đỡ.
Di chúc kiểu trẻ em
Chúng có thể sẽ cho đi món đồ chơi yêu thích của mình hoặc nói với cha mẹ, anh chị em, bạn bè về người nên nhận món đồ yêu thích của chúng. Trong trường hợp bình thường đây có thể chỉ là một trò chơi của trẻ. Nhưng nếu trẻ có kèm theo những thay đổi khác trong thái độ thì cha mẹ hãy nghĩ tới việc trẻ có ý định tּự tּử.
Viết hoặc vẽ về cái chết
Trẻ nhỏ thường thể hiện cảm xúc của mình thông qua viết hoặc vẽ. Nếu trẻ có các bài thơ, câu chuyện hoặc tác phẩm nghệ thuật miêu tả cảnh tּự tּử hoặc cái chết thì cha mẹ nên chú ý.
Thay đổi lớn về tâm trạng
Nếu trẻ đột ngột chuyển từ trạng thái bình tĩnh và tương đối vui vẻ sang hung hăng, hoàn toàn thu mình hoặc rất lo lắng thì hãy quan tâm đến con nhiều hơn.
Cha mẹ cần làm gì khi con có ý định tּự tּử?
Khi nhận thấy con có những biểu hiện lạ, cha mẹ cần giúp con tháo gỡ ngay lập tức. Cha mẹ không nên chỉ dùng lời khuyên để động viên mà phải gặp gỡ, trao đổi và cùng con tìm ra giải pháp.
Những đứa trẻ bình thường mang tính cách hướng ngoại sẽ dễ dàng bỏ qua những vướng mắc. Nhưng, trẻ hướng nội không thể chịu đựng được khi gặp phải những cú sốc tâm lý. Lúc này, cha mẹ không giải quyết ngay được vấn đề cho con sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Như vậy, cha mẹ cần quan tâm và hiểu con hơn. Hãy trở thành người bạn lớn của con, cùng con vượt qua khó khăn. Có như vậy, cha mẹ mới kịp thời cứu con trước những hành vi tự hủy hoại.
Đồng thời cha mẹ hãy cho con biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của con đối với gia đình.