6 nguyên tắc nuôi dạy con kiểu Đan Mạch giúp cả gia đình hạnh phúc hơn

Dạy con kiểu Đan Mạch là gì? Nghe qua, phương pháp dạy con kiểu Đan Mạch có vẻ là nuông chiều trẻ và không đặt ra hậu quả cho những hành vi sai trái. Nhưng thực tế không phải vậy. Dạy con kiểu Đan Mạch là phương pháp đề cao sự chân thành, tôn trọng và thấu

Dạy con kiểu Đan Mạch là gì?

Empty

Nghe qua, phương pháp dạy con kiểu Đan Mạch có vẻ là nuông chiều trẻ và không đặt ra hậu quả cho những hành vi sai trái.

Nhưng thực tế không phải vậy.

Dạy con kiểu Đan Mạch là phương pháp đề cao sự chân thành, tôn trọng và thấu hiểu. Dựa trên nghiên cứu, phương pháp này cung cấp các chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Ý tưởng cốt lõi là xây dựng kết nối giữa cha mẹ và con cái dựa trên sự quan tâm và dạy dỗ. Sự kết nối này là yếu tố duy nhất khiến trẻ em sẵn sàng từ bỏ những gì mình muốn để làm những gì cha mẹ muốn. Khi cha mẹ củng cố sự kết nối với con, việc nuôi dạy sẽ trở nên dễ dàng hơn vì hai bên trở thành đồng minh thay vì đối thủ.

Các yếu tố trong cách dạy con kiểu Đan Mạch

  • Định hướng, hướng dẫn
  • Chăm sóc và yêu thương
  • Tin tưởng bản chất tốt đẹp của trẻ
  • Không bạo lực
  • Giao tiếp cởi mở thường xuyên
  • Luôn lạc quan
  • Tôn trọng giai đoạn phát triển của trẻ
  • Không khen ngợi vô nghĩa
  • Thấu hiểu cảm xúc của trẻ
  • Coi trọng vui chơi tự do và hoạt động ngoài trời

Trẻ em và cha mẹ Đan Mạch thuộc top hạnh phúc nhất thế giới

Đan Mạch liên tục được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xếp hạng trong top các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Vì sao?

Phải chăng là nhờ hệ thống giáo dục đại học miễn phí chất lượng cao, hệ thống y tế miễn phí? Hay là do tỷ lệ tội phạm và tham nhũng thấp, hoặc đơn giản là phong cách sống hygge đặc trưng của Đan Mạch?

Câu trả lời phần lớn nằm ở cách người Đan Mạch được nuôi dạy: trở thành những người kiên cường, tự tin và hạnh phúc.

Nguyên tắc nuôi dạy con kiểu Đan Mạch

Người Đan Mạch nuôi dạy con cái với phương pháp chú trọng vào vui chơi thay vì thành tích, tin tưởng thay vì gây áp lực. Họ dạy trẻ trân trọng những điều nhỏ bé, yêu thương và bảo vệ cộng đồng thông qua phong cách sống hygge. Điều này giúp trẻ em kiên cường, tự tin và hạnh phúc.

Cuốn sách “The Danish Way of Parenting” của tác giả Jessica Joelle Alexander và Iben Sandahl mô tả triết lý và nguyên tắc đằng sau phương pháp nuôi dạy con kiểu Đan Mạch.

Hai tác giả đã tóm tắt 6 nguyên tắc nuôi dạy con quan trọng của Đan Mạch thành một từ viết tắt dễ nhớ: “PARENT” (nghĩa là “cha mẹ”).

PARENT là viết tắt của 6 nguyên tắc chính, đó là

  • P (Play – Vui chơi): Vui chơi là yếu tố thiết yếu cho sự phát triển và hạnh phúc của trẻ.
  • A (Authenticity – Chân thành): Sự chân thành nuôi dưỡng lòng tin và lòng tự trọng bên trong trẻ.
  • R (Reframing – Chuyển khung nhận thức): Điều chỉnh cách nhìn nhận giúp trẻ vượt qua thất bại và hướng đến những điều tích cực.
  • E (Empathy – Đồng cảm): Lòng đồng cảm giúp trẻ hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác.
  • N (No Ultimatums – Không ra tối hậu thư): Không có tối hậu thư nghĩa là không giằng co quyền lực hay đe dọa. Tôn trọng để được tôn trọng.
  • T (Togetherness – Ở bên con): Đây chính là hygge của người Đan Mạch. Họ ưu tiên thời gian chất lượng và sự ấm cúng gia đình trong những dịp đặc biệt và hàng ngày, bằng cách cùng nhau nấu ăn, chơi trò chơi hoặc xem phim.

6 yếu tố then chốt của cách dạy con kiểu Đan Mạch

1. P (Play – Vui chơi)

Ở Đan Mạch, trẻ em được chơi độc lập, tự do khám phá sở thích của mình, di chuyển theo tốc độ của riêng mình và theo đuổi những đam mê mình muốn. Mặc dù cha mẹ luôn có mặt và sẵn sàng hỗ trợ, nhưng họ không kiểm soát các hoạt động của trẻ.

Thực tế cho thấy việc để trẻ tự chơi (và người lớn không can thiệp) sẽ giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng tốt hơn so với tham gia các hoạt động do cha mẹ dẫn dắt.

Nghiên cứu cho thấy vui chơi cho phép trẻ em sử dụng khả năng sáng tạo và phát triển trí tưởng tượng. Điều này quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của não bộ, đồng thời giúp trẻ tự tin hơn vào khả năng của mình, là nền tảng cho hạnh phúc.

Cách thực hiện:

  • Cho trẻ vui chơi tự do, không dùng thiết bị điện tử. Có thể cung cấp màu vẽ, đồ chơi xếp hình hay các loại đồ chơi mở khác.
  • Khuyến khích trẻ chơi ngoài trời (ví dụ: nghịch nước, đào giun, hái hoa, đắp người tuyết, làm vườn).
Empty

2. A (Authenticity – Chân thành)

Người Đan Mạch luôn chân thành với con cái về cả điều tốt và xấu. Điều này giúp trẻ học cách tin tưởng bản thân và cảm xúc của mình.

Người Đan Mạch không đưa ra những lời khen suông, vô nghĩa hoặc quá tập trung vào thành tích của trẻ. Bởi cách khen đó có thể khiến trẻ cảm thấy bất an, không sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Thay vào đó, họ ghi nhận những nỗ lực của trẻ và chấp nhận mọi cảm xúc, kể cả tiêu cực.

Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ luôn được khen thông minh có xu hướng dễ dàng bỏ cuộc khi gặp phải những nhiệm vụ khó khăn. Bằng cách tập trung vào quá trình thay vì kết quả, trẻ sẽ được tạo động lực và kiên cường hơn. Điều này giúp trẻ nhìn nhận thực tế một cách khách quan.

Cách thực hiện:

  • Hãy trung thực. Nếu con nhìn thấy cha mẹ buồn bực, thất vọng hoặc sợ hãi và hỏi về điều đó, hãy nói sự thật. Trẻ em rất thông minh và sẽ biết nếu bạn nói dối. Hãy nói: “Đúng vậy, mẹ rất sợ khi con chạy quá gần lòng đường. Vì vậy mẹ mới la lớn.”
  • Tập trung vào quá trình và nỗ lực của con thay vì kết quả. Ví dụ: “Cái ô “Câu đố này khó thật đấy, nhưng con đã không bỏ cuộc” thay vì “Con giải câu đố giỏi quá”
  • Chỉ dành những lời khen ngợi khi thực sự cần thiết. Thay vào đó, hãy giúp trẻ hiểu tại sao mọi việc không diễn ra như mong đợi và khuyến khích trẻ đổi cách làm khác trong lần tới.

3. R (Reframing – Chuyển khung nhận thức)

Khi gặp chuyện không như mong muốn, người Đan Mạch sẽ điều chỉnh cách nhìn nhận vấn đề, chuyển hướng tập trung từ những gì họ không thể kiểm soát sang những gì có thể.

Bằng những lời động viên, họ giúp con hiểu lý do vì sao họ có cảm xúc hay hành động như vậy, và tránh được rất nhiều cuộc chiến giành quyền lực.

Ví dụ, thay vì trách con không nghe lời và quấy khóc, hãy thử chú ý đến những khía cạnh khác của câu chuyện. Có thể con khóc, không nghe lời, vùng vằng vì bị đói, mệt, chán nản hoặc đơn giản là cần được ôm. Sau đó, hãy hướng dẫn con đạt được mong muốn những hành vi đúng đắn.

Người Đan Mạch làm như vậy vì họ tin rằng nhân chi sơ, tính bản thiện. Con trẻ không cố tình làm bạn tức giận.

Lợi ích trước tiên của chuyển khung nhận thức là ngăn tình hình leo thang. Nhưng quan trọng nhất, nó thay đổi cách nhìn nhận cuộc sống và giúp cha mẹ, con cái hạnh phúc hơn.

Cách thực hiện:

  • Khi con bạn gặp khó khăn và nói: “Con không thể làm được”, hãy trả lời: “Con chỉ là chưa học được thôi”. 
  • Khi con bạn cư xử không đúng, hãy tập trung vào lý do. Con có bị đói, mệt mỏi hay chán nản không?
  • Chỉ nói hành động, không nói bản thân trẻ. Hãy nói: “Con đừng trêu em nữa, vậy sẽ làm em buồn đấy” thay vì “Con đã làm cái gì vậy?”, “Con bị làm sao vậy?” hoặc “Đừng có gây chuyện nữa”.
  • Tránh từ ngữ gắn mác như “đồ rắc rối”, “hư”, “lúc nào cũng”…

4. E (Empathy – Đồng cảm)

Empty

Biết đặt mình vào vị trí của người khác có thể giúp trẻ trở thành những người tử tế và nhân hậu hơn.

Người Đan Mạch chú trọng dạy trẻ em biết nghĩ cho người khác, thậm chí ở cả trường học.

Mỗi tuần một giờ, trong tiết sinh hoạt lớp, học sinh từ 6 đến 16 tuổi được dạy các bài học về đồng cảm. Thực hành đồng cảm dạy trẻ em cách tôn trọng người khác và bản thân, đồng thời giúp ngăn chặn hành vi bắt nạt.

Cách thực hiện:

  • Cố gắng thấu hiểu thay vì phán xét: “Nhìn kìa, bạn ấy đang khóc. Con có nghĩa là vì bạn ấy đang đói không?” thay vì “Bạn kia khóc nhè hư quá!”
  • Giúp con bạn nhận biết cảm xúc và hành động của người khác: “Bạn ấy thật tốt bụng, con có thấy vậy không?”

5. N (No Ultimatums – Không ra tối hậu thư)

Khi trẻ ăn vạ, nhiều phụ huynh có thể chọn cách quát tháo, đe dọa hoặc dùng “quy tắc bàn tay phải”. Nhưng cha mẹ Đan Mạch cách khôn khéo hơn: Không ra tối hậu thư.

Hành động đe doạ, ra tối hậu thư thường tạo tranh chấp thắng hoặc thua giữa cha mẹ và con cái, phá vỡ sự kết nối – vốn là yếu tố khiến trẻ lắng nghe cha mẹ.

Thay vào đó, hãy giải quyết bằng sự tin tưởng và gần gũi. Nếu trẻ cảm thấy được tôn trọng, thấu hiểu và được giúp đỡ, trẻ sẽ lớn lên hạnh phúc hơn.

Cách thực hiện:

  • Hiểu rằng việc trẻ vi phạm quy tắc là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển lành mạnh. Hãy cố gắng giúp đỡ và hướng dẫn thay vì la mắng.
  • Tránh cách tiếp cận “Cha mẹ nói là phải nghe”
  • Tránh tối hậu thư và đe dọa “Nếu bây giờ con không làm ngay thì…”
  • Luôn giữ bình tĩnh khi nói từ chối.
  • Nếu con ném đồ chơi, hãy lấy chúng đi, đánh lạc hướng hoặc đưa trẻ ra khỏi khu vực đó.
  • Giải thích cho trẻ theo cách dễ hiểu, bằng giọng điệu thân thiện: “Con không thể chạy qua đường vì xe cộ có thể làm con bị thương.” hoặc “Con phải mặc áo khoác bên ngoài nếu không sẽ bị ốm. Mẹ cũng mặc áo khoác. Con xem này?”
  • Tạm dừng nếu bạn cảm thấy mình sắp mất bình tĩnh.

6. T (Togetherness – Ở bên con)

cung nhau

Bằng việc học cách sống hygge và dành thời gian chất lượng cho gia đình và bạn bè, trẻ em sẽ có được cảm giác mạnh mẽ về cộng đồng, sự thư giãn và hạnh phúc.

Cách thực hiện:

  • Tắt thiết bị điện tử: Tắt điện thoại, chơi một số trò chơi.
  • Dành thời gian cho gia đình: Dù chỉ 10 phút mỗi ngày cũng tạo khác biệt lớn.
  • Tổ chức các buổi vui chơi, tạo cho trẻ cảm giác ấm cúng, như xây nhà bằng gối, chuẩn bị giỏ đồ đi picnic, đi cắm trại ngoài trời, cắm trại trong phòng hoặc một góc ấm cúng (gọi là hyggekrog) với ánh sáng dịu nhẹ, gối ôm, thảm, đồ len…

(Theo danishmom)

Nguồn: https://giadinhmoi.vn/6-nguyen-tac-nuoi-day-con-kieu-dan-mach-giup-ca-gia-dinh-hanh-phuc-hon-d87740.html