4 việc cần thực hiện ngay sau khi cúng ông Công ông Táo, để thể hiện lòng thành, ‘bề trên ban phước lộc’ năm mới sung túc

Dọn dẹp lại bàn thờ trong nhà Do tin rằng, những ngày này thần linh đi vắng nên đây là dịp để các gia đình dọn dẹp bàn thờ sau một năm, cũng là chuẩn bị bàn thờ Tết. Thông thường, trong lễ tiễn Táo quân, chủ nhà cũng xin phép việc sửa sang bàn

Dọn dẹp lại bàn thờ trong nhà

Do tin rằng, những ngày này thần linh đi vắng nên đây là dịp để các gia đình dọn dẹp bàn thờ sau một năm, cũng là chuẩn bị bàn thờ Tết.

Thông thường, trong lễ tiễn Táo quân, chủ nhà cũng xin phép việc sửa sang bàn thờ đón Tết. Một số gia đình cẩn thận hơn, ngoài lễ tiễn Táo quân, khi dọn dẹp bàn thờ lại thắp hương với hoa quả, nhang đèn để xin phép thần linh.

Dọn ban thờ vào ngày nào? Cách lau dọn bàn thờ cuối năm đón Tết - META.vn

Việc đầu tiên, cần chọn người trong gia đình có tính tỉ mỉ, cẩn thận, thường là người chủ sự gia đình hạ bát hương xuống để làm công việc bao sái ban thờ. Khi hạ bát hương, cần để bát hương ở nơi sạch sẽ, tránh bị va chạm, cẩn thận hơn trải hoặc phủ vải đỏ cho bát hương khi bao sái.

Trong một năm, bàn thờ có thể bị bụi, bẩn. Các gia đình có thể tháo bàn thờ để lau rửa hoặc dùng khăn sạch, nước sạch để làm công tác vệ sinh. Kết thúc công việc lau rửa, có thể dùng nước nóng, quế… hoặc đơn giản hơn là đun nước gừng để lau rửa lại một lần cuối. Tương tự với ảnh thờ, đồ thờ.

Tỉa chân nhang và thay tro bát hương nếu cần thiết

Một năm gia đình nào cũng thắp hương vào ngày giỗ chạp, rằm, mùng 1 nên lượng chân nhang trong bát hương sẽ rất nhiều, vừa gây mất thẩm mỹ lại có thể là nguyên nhân dẫn tới việc cháy bát hương. Bởi thế, bạn có thể nhẹ nhàng tỉa bớt chân nhang và chỉ để lại số chân nhang lẻ là: 3,5,7,9 (số lẻ tượng trưng cho phần âm). Số chân nhang thừa sau khi làm lễ xong có thể mang đi đốt.

Bài văn khấn tỉa chân hương chuẩn phong thủy đón Tết Canh Tý 2020

Tỉa chân hương và thay tro (Ảnh minh họa: Internet)

Khi thay tro bát hương, 1 số người sẽ mua rơm nếp về đốt lấy tro hoặc mua tại các cửa hàng bán đồ thờ cúng. Tuy nhiên, trong quá trình thay tro, cần giữ lại phần cốt của bát hương là đá hoặc kim loại quý. Tro thừa nên mang rắc ở sông, suối.

Chuẩn bị bữa cơm tất niên đầm ấm

Ngày tất niên có thể là một ngày bất kỳ trong 7 ngày vắng các Táo, thế nhưng, các gia đình thường có thói quen tổ chức vào ngày cuối cùng của năm cũ.

Theo lệ xưa, bữa cơm tất niên yêu cầu các thành viên trong gia đình phải có mặt đầy đủ, không vắng một ai. Nếu như có ai không thể quây quần cùng gia đình trong bữa cơm họp mặt cuối năm thì họ sẽ được thông báo ngày làm lễ để luôn hướng về gia đình.

Khi dự tiệc tất niên, mọi người trong gia đình nên ăn mặc chỉnh tề, tươm tất, đặc biệt phụ nữ nên đeo trang sức, tươi cười rạng rỡ để đón những may mắn, hạnh phúc, an lành đến với cả nhà.

Mở cửa, bật đèn đón sinh khí từ đất trời

Đêm 30 Tết, tất cả các cửa trong nhà phải được mở trước giao thừa, đèn nến được bật càng nhiều càng tốt, để cả nhà tràn ngập trong ánh sáng, đón nguồn sinh khí linh thiêng từ đất trời, mang lại sức sống và may mắn cho cả gia đình.

9 điều bất lịch sự cần tránh khi đến nhà người khác - VnExpress Đời sống

Vào thời khắc giao thừa, con cái sẽ chúc bố mẹ những lời tốt đẹp và cùng nhau lên chùa hái lộc đầu năm. Có nhiều người làm ăn đều chọn đêm giao thừa xuất hành với mong ước sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn trong năm mới.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X