4 thói quen cúng ông Công ông Táo người Việt hay mắc phải là mạo phạm, 𝚡𝚞𝚒 𝚛ủ𝚒 ập đến gia đình

Không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp Được biết, ông Công ông Táo sẽ phải có mặt trên thiên đình và báo cáo Ngọc Hoàng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Thế nên, mọi người bắt buộc phải cúng sớm cho kịp giờ ông Công ông Táo về trời. Nếu

Không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp

Được biết, ông Công ông Táo sẽ phải có mặt trên thiên đình và báo cáo Ngọc Hoàng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Thế nên, mọi người bắt buộc phải cúng sớm cho kịp giờ ông Công ông Táo về trời. Nếu sáng ngày 23 không tiện, mọi người có thể cúng vào trưa hay tối ngày 22, nói chung tùy vào thời gian và công việc mà sắp xếp cho hợp lý.

hình ảnh

Ảnh minh họa – Nguồn: Internet.

Không đặt mâm lễ cúng dưới bếp

Mâm cúng ông Công ông Táo không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình. Tuy nhiên, vị trí cũng rất quan trọng, mọi người thường hiểu lầm đặt mâm cúng ông Công ông Táo dưới bếp nhưng quy tắc thờ cúng nhiều đời nay là phải đặt ở bàn thờ gia tiên cho trang trọng.

Không cầu xin tài lộc, sung túc

Khi khấn vái thần linh, mọi người thường xin đủ thứ điều nhưng với ông Công ông Táo thì không nên như vậy. Mọi người phải biết rằng, nhiệm vụ của hai ông về trời là để trình báo việc lớn nhỏ của hạ giới. Thế nên, mọi người chỉ nên cầu xin ông Công ông Táo báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng là được.

Không thả cá chép từ trên cao xuống

hình ảnh

Ảnh minh họa – Nguồn: Internet

Sau khi cúng xong, mọi người thường có thêm nghi thức thả cá chép xuống sông, xem như là phương tiện để ông Công ông Táo về trời. Tuy nhiên, lúc thả cá chép mọi người không được qua loa, càng không được thả cá chép từ trên cao xuống hay bọc cá chép trong bao nilon rồi thả xuống, như vậy là mạo phạm, xui rủi ập đến gia đình.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X