3 biểu hiện báo động trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên sửa ngay nếu không muốn con bị đánh giá là “không giáo dục”

EQ rất quan trọng. Những người có EQ cao thường biết cách tiết chế cảm xúc cá nhân và thường rất được lòng mọi người xung quanh bởi sống tình cảm và thấu hiểu hơn. Thông thường, những người có EQ cao thường phù hợp với các công việc như nhà văn, triết gia, giáo

EQ rất quan trọng. Những người có EQ cao thường biết cách tiết chế cảm xúc cá nhân và thường rất được lòng mọi người xung quanh bởi sống tình cảm và thấu hiểu hơn.

Thông thường, những người có EQ cao thường phù hợp với các công việc như nhà văn, triết gia, giáo sư, bác sĩ, nhà tâm lý học, quản lý nhân sự, lãnh đạo,…

Dưới đây là 1 số biểu hiện cho thấy con bạn có EQ thấp. Cha mẹ cần can thiệp ngay để cải thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc của con.

1. Bất lịch sự, ương bướng

Có nhiều đứa trẻ, ngay từ khi sinh ra đã được bố mẹ chiều chuộng, ông bà dung túng. Dần dần chúng trở nên ích kỷ, không tôn trọng người lớn và không kiềm chế được hành động, cảm xúc của bản thân. Khi ra ngoài cộng đồng, chúng sẽ mặc nhiên nghĩ rằng, tất cả mọi người đều phải chiều theo ý chúng. Từ đó phát sinh tâm lý hỗn láo, ương bướng và bất lịch sự.

Những rối loạn hành vi ở trẻ khi được ba mẹ cưng chiều là: Bốc đồng, bắt nạt người khác, thiếu quyết đoán, hay bị công kích, thiếu kỹ năng xã hội, cảm xúc bất thường, luôn coi mình là “trung tâm”,… Không có gì sai khi bạn cho con mọi điều tốt nhất nhưng điều quan trọng là phải có giới hạn nhất định.

Thực tế chẳng có ai muốn chơi với những đứa trẻ luôn coi mình là “trung tâm vũ trụ” cả. Bất cứ thứ gì quá nhiều cũng có tác động ngược lại. Cho con sự cưng chiều quá mức sẽ gây hại cho con. Vì vậy cha mẹ cần nghiêm khắc chấn chỉnh những hành vi sai lệch của con ngay từ đầu.

3 biểu hiện báo động trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên sửa ngay nếu không muốn con bị đánh giá là "không giáo dục" - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

2. Coi nhà người khác như nhà mình

Điều này khác hẳn với việc 1 đứa trẻ tự tin, nhanh chóng thích nghi với môi trường mới. Khi con đến nhà người khác làm khách, việc tự ý phá phách, lục tung đồ đạc là điều cấm kỵ. Đây không phải là nhà riêng mà trẻ có thể tùy ý làm điều mình thích.

Việc tự ý lục tung nhà người khác của trẻ cũng thể hiện được phần nào cách giáo dục của cha mẹ. Những đứa bé như thế này thường bị nhận xét là: “Bố mẹ không biết dạy”. Chẳng ai trong chúng ta vui vẻ khi có người khác nói như vậy về mình, về con em mình đúng không? Vì vậy việc giáo dục con cư xử văn minh, lịch sự ở mọi môi trường đều là việc cần thiết.

Những gợi ý “nhỏ nhưng có võ” giúp mẹ dạy bé cách cư xử đúng mực: Dạy con nói năng lễ phép, dạy con biết hối lỗi, chỉ ra những sai lầm để con không mắc phải, dạy con cách dọn bàn sau ăn, dạy con sự chia sẻ và công bằng, rèn luyện kĩ năng nghe và thấu hiểu,…

3. Không dám nhận lỗi, đổ cho người khác

Trẻ con hiếu động, chưa nhận thức được hành vi của mình nên có đôi khi các con phá phách, gây rắc rối cho người lớn. Những lúc này các con sẽ sợ khi bị cha mẹ hỏi tội. Chúng sẽ cố gắng bào chữa cho bản thân và đổ lỗi lên người khác. Tuy nhiên các nhà tâm lý học cho rằng, việc trẻ trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi mà được thêm người lớn dung túng thì tương lai chúng sẽ không thể làm chuyện lớn. Những đứa trẻ này sẽ trở thành con người thiếu thật thà, suốt ngày chỉ đi tìm người khác nhận tội cho mình. Khi gặp khó khăn, chúng sẽ nhanh chóng thoái thác.

Nếu phát hiện những hành vi trên ở con mình, cha mẹ nên sửa ngay. Bởi nếu không, tương lai trẻ sẽ trở thành người sống vô ơn, không biết cách cư xử, vô kỷ luật và sẽ phải trả giá đắt cho hành động của mình.

3 biểu hiện báo động trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên sửa ngay nếu không muốn con bị đánh giá là "không giáo dục" - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X