16 điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa nếu không muốn công quả mất hết

Đi lễ đền chùa, đặc biệt là trong các ngày rằm, mùng 1,… từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống và là một nhu cầu không thể thiếu được trong tâm thức mỗi người Việt. Đặc biệt, việc lễ chùa rất quan trọng với người phụ nữ. Ảnh

Đi lễ đền chùa, đặc biệt là trong các ngày rằm, mùng 1,… từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống và là một nhu cầu không thể thiếu được trong tâm thức mỗi người Việt. Đặc biệt, việc lễ chùa rất quan trọng với người phụ nữ.

Những kiêng kỵ nên tránh khi đi chùa mùng một Tết - Những điều tuyệt đối không nên làm khi đi lễ chùa - VnDoc.com

Ảnh minh họa

1. Bước vào cửa chùa, khách nữ bước chân phải, khách nam bước chân trái, không nên giẫm vào bậc cửa hay đá vào cánh cửa, bước chân càng mềm mại, nhẹ nhàng càng tốt.

2. Thắp hương thì ba nén để cầu phúc cho mình, sáu nén để cầu phúc cho con cháu, chín nén để cầu phúc cho cha mẹ ông bà, mười ba nén là công đức viên mãn, giới hạn cao nhất của số lượng hương dâng lên.

3. Khi bước vào bên trong phật đường, một trong những điều cấm kỵ là các phật tử không được quỳ hoặc đứng chính giữa phật đường để lễ Phật mà nên quỳ hoặc đứng chếch sang bên trái hoặc bên phải để hành lễ.

4. Khi đi chùa lễ Phật bạn chỉ nên thắp hương tại những âm thờ, đỉnh hương đặt ở bên ngoài khuôn viên nhà chùa. Hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì như thế có thể ảnh hưởng đến tượng Phật và pháp khí của chùa.

5. Khi đến chùa hành lễ, vãn cảnh không được tùy tiện quay phim và chụp ảnh quanh cảnh trong chùa. Khi đứng khấn lạy nên đứng chếch sang một bên bàn thờ tuyệt đối không đứng đối diện với bàn thờ.

6. Vào Phật đường, Tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Tội náo loạn Tam bảo không nhỏ.

7. Bạn cũng không được giẫm lên bậu cửa của nhà chùa, phải bước qua bậu cửa, nếu không chắc chắn phạm tội bất kính.

Những điều kiêng kỵ cần tránh khi đi lễ chùa | Báo dân sinh

Sai lầm khi đi chùa.

8. Khi đi lễ chùa bạn nên chọn trang phục nhã nhặn, sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, không mặc váy ngắn, quần cộc, áo xuyên thấu, khêu gợi… Bởi theo ngôn ngữ Phật giáo, ăn mặc gợi cảm quá mức vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì.

9. Khi hành lễ trước tượng Phật nên cung kính, tôn nghiêm không được ngó ngang, quay dọc. Nếu muốn vãn cảnh chùa thì nên đứng từ bên ngoài để nhìn ngắm.

10. Khi đi chùa tuyệt đối không tự ý lấy hoặc sử dụng bất cứ đồ dùng nào của nhà chùa. Vì theo kinh sách và lễ nghi truyền thống đây được gọi là hành vi “đạo dụng thập phương thường trụ”, tức là trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dường. Người phạm vào giới luật này khi chết sẽ bị giam xuống 9 tầng địa ngục, chịu khổ vô biên.

11. Khi được thụ lộc tài ở chùa thì nên lưu lại chút công đức dù nhiều hay ít. Không nên xem đó là việc đương nhiên sư trù trì cho thì nhận. Vì điều này sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” là căn nguyên rơi vào địa ngục khi chết.

12. Khi thắp hương, tay trái lấy hương, tay phải châm đèn, không được ngược lại vì con người thường dùng tay phải sát sinh, nếu chạm vào hương thì mất thiêng.

13. Tư thế quỳ lạy phải hai gối song song, hai tay chắp lại. Tay giơ cao ngang trán thì dừng khấn, tay giơ tới miệng khì khán nguyện, tay giờ ngang ngực thì mặc niệm. Xong xuôi mở hai bàn tay, cúi sát người lạy, hai tay đặt hai bên người, thân quỳ trên chân, ba lần như vậy.

14. Khi thắp hương, tay trái lấy hương, tay phải châm đèn, không được ngược lại vì con người thường dùng tay phải sát sinh, nếu chạm vào hương thì mất thiêng.

Đi chùa, vừa khấn, vừa chụp ảnh tự sướng - Ngôi sao

“Thánh tự sướng” trong chùa.

15. Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm “A di đà phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.

16. Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

BÀI LIÊN QUAN
X