‘𝟹𝟶 để ý 𝚍ạ 𝚍à𝚢, 𝟺𝟶 𝚗𝚐ó 𝚡𝚎𝚖 𝚜ụ𝚗 𝚔𝚑ớ𝚙, 𝚝𝚞ổ𝚒 𝟻𝟶 𝚗𝚑ớ “𝚍ò” 𝚔𝚑ố𝚒 𝚞’, 𝟻 𝚌ầ𝚗 𝚗𝚑ớ để 𝚔é𝚘 𝚍à𝚒 𝚝𝚞ổ𝚒 𝚝𝚑ọ

Bộ máy cơ thể của con người sẽ ngày càng suy yếu theo thời gian. Đó là quy luật không thay đổi của tạo hóa. Vì thế, mỗi người phải nắm chắc một số kiến thức để luôn khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ. Độ tuổi 30-50 Người ở độ tuổi này có tỷ lệ

Bộ máy cơ thể của con người sẽ ngày càng suy yếu theo thời gian. Đó là quy luật không thay đổi của tạo hóa. Vì thế, mỗi người phải nắm chắc một số kiến thức để luôn khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.

Độ tuổi 30-50

Người ở độ tuổi này có tỷ lệ mắc bệnh về dạ dày vô cùng cao và ngày càng trẻ hóa mà nguyên nhân chủ yếu liên quan đến thói quen sinh hoạt không tốt. Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh có thể phá vỡ chức năng của đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột khác.

Vì vậy, bạn cần đặc biết chú ý bảo vệ dạ dày và đường ruột bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Hãy sắp xếp ba bữa ăn trong ngày hợp lý theo nguyên tắc ăn no vào buổi sáng, buổi trưa và ăn ít vào buổi tối, tránh xa đồ chiên, nướng, đồ chua cay, bỏ thuốc lá và rượu, thức ăn chế biến sẵn… Đặc biệt, hãy bổ sung thêm nhiều ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm tươi, rau và trái cây, duy trì tập thể dục điều độ.

7

Độ tuổi 40-60

Sau tuổi 40, sụn khớp dễ bị thoái hóa và trở thành nguyên nhân chính dẫn đến chứng bệnh đau khớp gối. Bạn cần khôn khéo lựa chọn những bộ môn thể thao vừa sức như đi bơi, đi bộ… Nhưng người có dấu hiệu đau xương khớp cần cân nhắc kỹ và lắng nghe tư vấn của bác sĩ nếu muốn tham gia các bộ môn thể thao như leo núi, cầu thang trong thời gian dài để tránh cột sống và xương khớp bị mài mòn quá mức.

Và hơn hết, người ở độ tuồi 40 đến 60 thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra mật độ xương và bổ sung canxi hợp lý.

Độ tuổi 50-70

Người ở ngoài 50 tuổi có tỷ lệ mắc các khối u cao, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến sự suy giảm nồng độ hormone trong cơ thể. Khi lượng hormone giảm xuống sẽ làm giảm chức năng miễn dịch và giảm khả năng kiểm soát tốt các tế bào. Nói cách khác, sự cảnh giác của cơ thể đối với các tế bào khối u đã bắt đầu suy giảm. Điều này dẫn tới nguy cơ đột biến và gen khối u.

Người ở độ tuổi này nên thực hiện tầm soát ung thư mỗi năm một lần để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu sớm nhất của bệnh, nhất là đối với những người có tiền sử gia đình có người bị ung thư. Phụ nữ nên tập trung vào tầm soát khối u vú, khối u cổ tử cung và khối u buồng trứng, còn nam giới nên tập trung vào việc tầm soát khối u tuyến tiền liệt và khối u phổi.

5

Độ tuổi 50-80

Sau khi bước qua tuổi 50, mạch máu sẽ từ từ cứng lại, thành mạch bị đóng mảng, nếu không chú ý đến chế độ ăn uống sẽ có nguy cơ cao bị tắc nghẽn mạch máu và sinh ra các bệnh tim mạch.

Điều mỗi người cần làm là điều chỉnh khẩu phần ăn và áp dụng nguyên tắc ăn ít chất béo, ít muối và ít đường. Việc xây dựng thói quen tập thể dục và ăn uống điều độ sẽ đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe của bạn khi ở tuổi cao niên.

Khi người trên 50 tuổi bị tức ngực không rõ nguyên nhân, khó thở, suy nhược toàn thân, thể lực suy giảm đột ngột, đau tức ngực thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt, không để chậm điều trị.

Độ tuổi trên 75

Sau 65 tuổi, nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer cao hơn đáng kể, đặc biệt là những người từ 70 tuổi trở lên. Hút thuốc và uống rượu quá nhiều, bệnh tim, tiểu đường và huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Não bộ thực tế cũng cần được rèn luyện như cơ bắp, vì vậy người trung niên và cao tuổi nên thực hiện thường xuyên các bài tập trí tuệ nhiều, chẳng hạn như giải câu đố thành ngữ, đố chữ, hoặc đọc báo ngược. Tìm hiểu thêm những điều mới, giao lưu và trò chuyện với những người khác ở ngoài trời là phương thức bồi dưỡng trí não hiệu quả với người ở lứa tuổi này.

Tuổi càng lớn, bạn càng cần chú ý bổ sung dưỡng chất cho cơ thể một cách cân đối, tránh những thói quen xấu, không cần ăn uống quá kiêng khem.. Tuy nhiên, người cao tuổi không ăn quá no để không làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày. Bữa tối nên ăn ít và nhạt, khuyến nghị nhiều loại cháo hoặc rau củ, tránh xa đồ ăn, đồ uống đồ uống lạnh.

Một số thói quen tốt để duy trì sức khỏe

+ Ăn đúng và đủ, không bỏ bữa

+ Tập thể dục thường xuyên

+ Uống sữa ít béo

+ Giảm hàm lượng calo trong thức ăn

+ Chế độ ăn ít muối và đường

+ Tăng cường chất xơ

+ Vệ sinh răng miệng hằng ngày

+ Ngủ đủ giấc

+ Không hút thuốc lá

+ Không uống rượu bia

+ Sống lành mạnh, điều độ

+ Khám sức khỏe định kỳ.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X