𝙼ẹ ẵ𝚖 𝚌𝚘𝚗 𝚋ạ𝚒 𝚗ã𝚘 𝚟ượ𝚝 𝟷.𝟺𝟶𝟶 𝚔𝚖 𝚟ề 𝚚𝚞ê 𝚝𝚛ê𝚗 𝚡𝚎 𝚖á𝚢, 𝚝𝚛𝚊𝚗𝚑 𝚝𝚑ủ 𝚗𝚐𝚑ỉ 𝚋ó𝚗 𝚝ừ𝚗𝚐 𝚖𝚞ỗ𝚗𝚐 𝚌𝚑á𝚘 𝚜ợ 𝚌𝚘𝚗 𝚖ệ𝚝

Trong những ngày này, hình ảnh những chiếc xe máy chạy về quê tránh dịch vẫn còn lác đác. Vì nhiều lý do khác nhau, những người lao động xa nhà vẫn phải bồng bế nhau hồi hương. Mới đây, hình ảnh cô con gái bại não đi xe máy cùng cha mẹ về quê

Trong những ngày này, hình ảnh những chiếc xe máy chạy về quê tránh dịch vẫn còn lác đác. Vì nhiều lý do khác nhau, những người lao động xa nhà vẫn phải bồng bế nhau hồi hương. Mới đây, hình ảnh cô con gái bại não đi xe máy cùng cha mẹ về quê đã khiến nhiều người thương cảm.

hình ảnh

10 giờ sáng nay 14/8, tại khu vực cầu Bến Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An, một người mẹ ôm con trong tay, tay còn lại cẩn thận bón từng miếng cháo cho con. Chỉ vừa vỗ về dỗ dành, vừa gắng sức giữ con trong tay. Cô con gái chỉ nằm trong vòng tay mẹ, thỉnh thoảng quay mặt sang chỗ khác. Cứ vậy mẹ vừa dỗ con ăn vừa chăm chú xem lại quần áo con đủ ấm chưa, con có no bụng chưa.

Đó là chị Tạ Thị T.(41 tuổi) cùng chồng và con gái đang ngồi nghỉ bên đường, khi đã gần về đến quê nhà tại xã Tân Mai, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, sau 4 ngày đi đường. Hình ảnh này đã được nhiều trang mạng xã hội chia sẻ với sự ngưỡng mộ tình cảm yêu thương lớn lao mà anh chị dành cho cô con gái bị bại não của mình.

hình ảnh

Được biết vợ chồng chị là lao động tự do ở Đồng Nai. Khi dịch bệnh bùng phát, kinh tế eo hẹp, gia đình chị đã quyết định đưa con về quê tránh dịch. Ngày 10/8, gia đình 3 người bồng bế nhau lên đường.

“Chúng tôi không kịp đăng ký chuyến bay đón công dân của tỉnh nhà, cũng không bám trụ lại được nên phải về quê. Nhà tôi đi theo đoàn hồi hương, qua mỗi tỉnh thành được lực lượng cảnh sát giao thông dẫn đường”

“Đứa trẻ” mà chị T. ẵm trên tay dỗ dành, bón từng muỗng cháo là em Nguyễn Ngọc A. (16 tuổi). Em mắc bệnh bại não bẩm sinh, không thể đứng, ngồi hoặc sinh hoạt nếu không có mẹ hỗ trợ.

hình ảnh

Đưa một đứa con khỏe mạnh bình thường vượt 1400km trên chiếc xe máy đã vất vả, với trẻ bại não càng vất vả hơn. Vì mọi sinh hoạt của con hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ nên suốt hành trình 4 ngày đó, chị T. luôn phải bồng con trên tay. Quãng đường xa cùng thời tiết nắng nóng khiến em A. mệt mỏi, cô bé không chịu ăn, chỉ nằm yên trong vòng tay mẹ.

“Xương sườn của con tôi không bình thường, con không ngồi được, suốt quãng đường từ miền Nam về quê đều cần mẹ bế. Vừa đi, vợ chồng tôi vừa tìm chỗ dừng chân để con được ngồi nghỉ ngơi. Do hoàn cảnh khó khăn quá, cực chẳng đã tôi mới phải đưa con đi vất vả như vậy”, chị chia sẻ.

hình ảnh

Chẳng có người cha người mẹ nào muốn con phải vất vả, huống gì quãng đường 1400km không hề ngắn. Bản thân vợ chồng chị T. cũng rất vất vả khi chị phải ẵm con trên tay, còn chồng chị thì cũng chạy chậm để đảm bảo an toàn cho cả nhà. Nhìn tô cháo mua vội bên đường chị T. ráng dỗ con ăn, ai nấy đều ngậm ngùi bởi không biết người mẹ này đã kịp ăn gì chưa. Hay chỉ dám tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để dỗ con ăn. Chị T. cho biết trên đường đi, gia đình chị được nhiều đồng hương hỏi thăm và giúp đỡ.

hình ảnh

Cha mẹ thương con trời cao biển rộng, dẫu con có thế nào thì cha mẹ cũng không bao giờ ngại cực ngại khó nuôi con. Nhìn hình ảnh con gái bại não đi cùng cha mẹ về quê, em chợt nhớ đến lời tâm sự của một người mẹ có con bại não. Chị và gia đình hết lòng yêu thương bé, thậm chí mỗi chuyến đi dài, vấn đề lo lắng nhất của họ là chỗ vệ sinh dọc đường cho con.

Chị từng chia sẻ cả nhà mừng còn hơn trúng số sau bao nhiêu năm kiên trì hướng dẫn, một ngày đứa con gái 10 tuổi của chị cũng đã biết … gọi bô khi có nhu cầu. Điều đơn giản mà đứa trẻ nào cũng làm được, với gia đình chị là thành quả của bao cố gắng không ngừng. Chị kể có một hôm ngồi tỉ tê chuyện nhà với chồng, anh chợt quay sang hỏi chị:

“Nếu sau này 2 vợ chồng mình về trời, con có nhớ mình, có buồn khóc thương cha mẹ không ha?”

Câu hỏi ấy khiến người mẹ lặng đi, rồi 2 vợ chồng rơm rớm nước mắt. Là cha mẹ của một đứa trẻ bại não, họ hiểu rằng có những điều mãi mãi là không thể. Nhưng họ vẫn cố gắng từng ngày, kiên nhẫn động viên con, để giúp con có thể tự chăm sóc bản thân, nếu một ngày cha mẹ không còn ở bên cạnh nữa.

Cũng như bố mẹ của em A., cực chẳng đã mới phải đèo con về nhà trên xe máy, nhưng chắn chắn tình thương của họ dành cho con không thua kém bất kỳ bậc cha mẹ nào.

BÀI LIÊN QUAN
X