𝙷𝚒ệ𝚞 𝚚𝚞ả đá𝚗𝚐 𝚖ừ𝚗𝚐 𝚔𝚑𝚒 𝚝𝚒ê𝚖 𝚝𝚛ộ𝚗 𝚟𝚊𝚌𝚡𝚒𝚗 𝙰𝚜𝚝𝚛𝚊 𝚟ớ𝚒 𝙿𝚏𝚒𝚣𝚎𝚛 𝚑𝚘ặ𝚌 𝙼𝚘𝚍𝚎𝚛𝚗𝚊: 𝙶𝚒ả𝚖 𝚑ẳ𝚗 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚌ơ 𝚕â𝚢 𝚗𝚑𝚒ễ𝚖

Song, nhiều người bày tỏ mối lo lắng rằng việc tiêm trộn vắc xin như thế thì có làm sao không, hiệu quả ở mức nào, liệu có được như những người tiêm 2 mũi cùng loại không. Mình cũng tiêm trộn vắc xin Astra với Pfizer nên cũng khá lo lắng và hoang mang.

Song, nhiều người bày tỏ mối lo lắng rằng việc tiêm trộn vắc xin như thế thì có làm sao không, hiệu quả ở mức nào, liệu có được như những người tiêm 2 mũi cùng loại không.

Mình cũng tiêm trộn vắc xin Astra với Pfizer nên cũng khá lo lắng và hoang mang. Vì thế, mình đã đi tìm hiểu rõ. Tuy nhiên, trước đây người ta chỉ nói rằng kết hợp 2 loại vắc xin khác nhau vẫn tạo ra miễn dịch mạnh mẽ. Chỉ có điều, mạnh tới đâu, hiệu quả thế nào thì không thấy nói.

Hôm nay, mình đọc trên Vietnamnet cuối cùng cũng tìm ra câu trả lời. Cụ thể, bài báo này đã đưa ra nghiên cứu mới của các nhà khoa học Thụy Điển liên quan tới vấn đề hiệu quả khi tiêm trộn đó mọi người.

hình ảnh

Có nên tiêm trộn các loại vắc xin không? Ảnh minh họa, nguồn: internet

Tiêm trộn 2 loại vắc xin tạo ra miễn dịch mạnh mẽ nhưng hiệu quả tới đâu?

Các nghiên cứu trước đây đã khẳng định rằng tiêm kết hợp 2 loại vắc xin khác nhau vẫn tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Nhưng mức độ hiệu quả cụ thể thế nào thì vẫn chưa rõ ràng. Hơn nữa, quy mô khảo sát còn nhỏ.

Để tìm hiểu về vấn đề này, mới đây các nhà khoa học Thụy Điển đã lấp đầy khoảng trống đó. Cụ thể, họ đã tiến hành khảo sát trên diện rộng, đối tượng là toàn bộ 700.000 người đã được tiêm liều đầu tiên là Astra, mũi 2 là Pfizer hoặc Moderna trên toàn quốc. Kết quả, những người tiêm kết hợp này thì có nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn so với những người được tiêm cả 2 liều Astra.

Thụy Điển là đất nước hạn chế dùng Astra nên tất cả những người từng tiêm mũi 1 Astra thì đều được đề nghị chuyển sang mũi 2 là Pfizer hoặc Moderna.

GS. Peter Nordstrom (Đại học Umea) đánh giá: ‘Việc sử dụng bất kỳ loại vắc xin nào đã được phê duyệt vẫn tốt hơn là không có vắc xin. Và tiêm 2 liều thì vẫn tốt hơn 1 liều.

Song, từ nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Những người tiêm mũi 1 là Astra, mũi 2 là Pfizer hoặc Moderna thì giảm nguy cơ khi tiếp xúc nguồn lây nhiễm hơn’.

Khả năng nhiễm nCoV khi tiêm kết hợp Astra với Pfizer giảm 67%. Còn khi kết hợp Astra với Moderna thì con số này là 79%. Kết quả này được đưa ra sau thời gian 2,5 tháng theo dõi kể từ sau khi nhóm đối tượng được nghiên cứu tiêm liều thứ 2.

Trong khi đó, những người đã tiêm đủ 2 liều Astra thì mức giảm nguy cơ là 50%. Những ước tính này được đưa ra sau khi đã tính đến sự khác biệt về ngày tiêm chủng, tuổi của những người tham gia, tình trạng kinh tế xã hội và các yếu tố nguy cơ khác.

Nghiên cứu sinh Marcel Ballin – đồng tác giả của nghiên cứu nói: Kết quả trên có thể ý nghĩa với chiến lược tiêm chủng ở các quốc gia.

Trước đây, WHO từng tuyên bố rằng: Dù có kết quả đầy hứa hẹn từ các nghiên cứu trước về phản ứng miễn dịch sau tiêm chủng hỗn hợp. Song vẫn cần có các nghiên cứu lớn hơn để điều tra tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này.

Nghiên cứu của Thụy Điển đã được đăng tải trên tạp chí The Lancet Regional Health – Europe.

Các nhà khoa học cũng cho biết việc tiêm trộn có tỷ lệ rất thấp các sự cố thuyên tắc huyết khối. Ngoài ra, các ca nghiêm trọng phải nhập viện quá ít để các nhà nghiên cứu có thể thống kê tỷ lệ.

hình ảnh

Tiêm trộn vắc xin vẫn cho hiệu quả cao. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Mỹ cho phép tiêm trộn liều bổ sung vắc xin

Mới đây, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép tiêm liều tăng cường bằng vắc xin Moderna và Johnson & Johnson. Đồng thời, cho phép được tiêm trộn.

Việc cấp phép tiêm liều bổ sung rất quan trọng để chống lại virus. Bởi, nhiều dữ liệu đã chỉ ra rằng hiệu quả của vắc xin có thể giảm dần theo thời gian ở 1 bộ phận dân số đã tiêm chủng đầy đủ. Đây là đánh giá của bà Janet Woodcock, quyền ủy viên FDA.

Trước đó, FDA đã cấp phép tiêm liều bổ sung bằng Pfizer khoảng 6 tháng sau liều thứ 2 để tăng cường bảo vệ cho người trên 65 tuổi, người có nguy cơ bị nặng và dễ lây nhiễm do yếu tố công việc.

Với Johnson & Johnson, FDA khuyến cáo nên tiêm liều bổ sung (liều thứ 20) ít nhất sau 2 tháng kể từ khi tiêm liều đầu tiên.

Với việc tiêm trộn, dữ liệu nghiên cứu trên 458 người tiêm trộn Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cho thấy: Người tiêm liều đầu tiên là Johnson & Johnson được tiêm bổ sung bằng Pfizer hoặc Moderna thì có phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Hơn nữa, việc tiêm trộn các loại vắc xin khác nhau với liều bổ sung là ant oàn ở người lớn.

Ngoài Mỹ, Anh và nhiều quốc gia khác cũng ủng hộ việc tiêm trộn với Astra. Astra không được cấp phép ở Mỹ nhưng cũng dựa trên công nghệ sản xuất tương tự Johnson & Johnson.

Đây là toàn bộ thông tin liên quan đã được báo chí đăng tải. Với mình, tiêm trộn cũng được, miễn sao có vắc xin để tiêm đầy đủ 2 mũi là may lắm rồi. Trong bối cảnh thiếu thốn vắc xin như hiện tại thì còn ‘kén cá chọn canh’ làm gì nữa mọi người ơi. Đã thế, tác dụng của việc tiêm trộn lại còn ‘nhỉnh’ hơn so với việc tiêm cùng 1 loại thế này, quá tốt rồi còn gì nè.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X