𝙲á𝚌𝚑 𝚝í𝚗𝚑 𝚝𝚒ề𝚗 𝚕ươ𝚗𝚐 𝚑ư𝚞 𝚖ớ𝚒 𝚌ó 𝚑𝚒ệ𝚞 𝚕ự𝚌 𝚝ừ 𝟶𝟷/𝟿/𝟸𝟶𝟸𝟷: 𝙷ướ𝚗𝚐 𝚍ẫ𝚗 𝚌𝚑𝚘 𝚌𝚑ị 𝚎𝚖

Vừa rồi, em đọc tin thì biết là Bộ Lao động Thương binh Xã hội mới ban hành Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn BHXH bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 01/9/2021. Theo đó, có nhiều điểm mới, đáng chú ý nhất vẫn là

Vừa rồi, em đọc tin thì biết là Bộ Lao động Thương binh Xã hội mới ban hành Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn BHXH bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 01/9/2021. Theo đó, có nhiều điểm mới, đáng chú ý nhất vẫn là các vấn đề liên quan đến cách tính tiền lương hưu.

Về cơ bản, chị em cần hiểu cách tính tiền lương hưu phụ thuộc vào 2 yếu tố gồm thời gian đóng BHXH và bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc. Các yếu tố này sẽ quyết định chị em được nhận lương hưu bao nhiêu mỗi tháng, có được thêm khoản trợ cấp nào không.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnamnet.

Đi sâu vào chi tiết từng phần thì có một số hướng dẫn mới như sau:

#1. Thay đổi cách tính thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021 để làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí như sau:

* Đối với người lao động đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục quy định hoặc đang làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021:

– Thời gian người lao động phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động do bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (được người sử dụng lao động nơi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trả đủ tiền lương và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội) thì được tính.

– Thời gian người lao động được cử làm việc, đi học, hợp tác lao động mà không làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục quy định hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021 thì không được tính.

– Thời gian người lao động đóng một lần cho thời gian còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu thì không được tính.

* Khi xác định thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với giai đoạn trước 01/01/1995 để làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí thì căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.

Đối với địa bàn mà Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT không quy định hoặc quy định hệ số phụ cấp khu vực thấp hơn 0,7 nhưng thực tế người lao động đã có thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên theo quy định tại các văn bản quy định về phụ cấp khu vực trước đây thì căn cứ quy định tại các văn bản đó để xác định thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí.

Đối với người lao động có thời gian công tác tại các chiến trường B, C trước 30/4/1975 và chiến trường K trước 31/8/1989 thì thời gian này được tính là thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 để làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Đại Đoàn Kết.

#2. Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Từ 01/01/2021, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động của người lao động được thực hiện theo quy định mới tại Bộ luật lao động 2019.

Nghĩa là người lao động phải làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu thấp hơn tuổi quy định nhưng không quá 05 năm tại thời điểm nghỉ hưu. (Tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện tại năm 2021 là 60 tuổi 03 tháng với lao động nam và 55 tuổi 04 tháng với lao động nữ, cứ mỗi năm sẽ tăng thêm 03 tháng với lao động nam và 04 tháng với lao động nữ).

Đồng thời, người lao động phải có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục quy định hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021.

Việc xác định mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ dựa trên mốc tuổi nghỉ hưu theo quy định mới của Bộ luật lao động 2019.

#3. Điều chỉnh cách tính số tháng dư trong tính lương hưu của người nghỉ hưu trước tuổi

Nếu thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thời gian lẻ dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ % hưởng lương hưu, còn nếu lẻ từ 06 tháng trở lên thì mức giảm là 1%.

Trước đây quy định là lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm 1%, còn trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi của năm đó.

#4. Mức lương hưu nếu thấp hơn mức lương cơ sở tại thời điểm nhận lương hưu thì áp mức lương cơ sở

Quy định này áp dụng với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn mà có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH bắt buộc nhưng không theo đối tượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn khi nhận lương hưu.

#5. Thời điểm hưởng lương nếu không còn hồ sơ gốc thể hiện làm việc trong khu vực Nhà nước trước 01/01/1995 sẽ tính thời điểm ghi trong văn bản giải quyết của BHXH Việt Nam.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Tuổi trẻ và VnEconomy.

#6. Sửa đổi hướng dẫn tính mức bình quân tiền lương đóng BHXH làm cơ sở xác định lương hưu, trợ cấp một lần đối với các đối tượng từng có thời gian hưởng lương theo chế độ tiền lương của Nhà nước.

Cụ thể, nếu có thời gian đóng BHXH trước 01/10/2004 theo chế độ lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH của thời gian này được chuyển đổi theo chế độ lương tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Đối với người lao động có thời gian làm việc cho doanh nghiệp đóng BHXH theo chế độ lương do Nhà nước quy định mà hưởng BHXH từ năm 2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng BHXH trước ngày 01/10/2004 nêu trên được chuyển đổi theo tiền lương quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP về hệ thống bảng lương trong các công ty Nhà nước.

* Đối với người lao động có thời gian công tác trước 01/01/1995 được tính là thời gian đóng BHXH nhưng thời gian đó không được hưởng lương (như thù lao bằng công điểm hay lương thực như giáo viên mầm non, chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã…) thì chỉ tính thời gian đóng BHXH để tính hương chế độ. Còn mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp sẽ không bao gồm thời gian được tính là thời gian đã đóng BHXH nhưng không được hưởng tiền lương.

Chị em cập nhật thông tin để chia sẻ lại với người nhà cùng biết, để ước lượng được tiền lương hưu mình sẽ nhận mỗi tháng nè. Nếu thấy không đúng mình còn biết cách kiểm tra lại và khiếu nại.

BÀI LIÊN QUAN
X