Nữ NV y tế mắc n.Cov đang mang thai, chồng nghẹn nhìn vợ qua màn hình di động: Giờ vợ là nhất

1 nhân viên y tế nhiễm n.Cov ở ĐN diễn biến nặng, nếu mất cảnh giác sẽ không còn bác sĩ điều trị Đó là câu chuyện của anh Anh Nguyễn, y sĩ làm việc tại Bệnh viện Đà Nẵng, là bệnh nhân được Bộ Y tế công bố chiều 1/8. Vợ anh cũng là

1 nhân viên y tế nhiễm n.Cov ở ĐN diễn biến nặng, nếu mất cảnh giác sẽ không còn bác sĩ điều trị

Đó là câu chuyện của anh Anh Nguyễn, y sĩ làm việc tại Bệnh viện Đà Nẵng, là bệnh nhân được Bộ Y tế công bố chiều 1/8. Vợ anh cũng là nhân viên của Bệnh viện Đà Nẵng, mắc Covid-19 khi đang mang thai con đầu lòng, dẫn tin từ VNE.

Vợ chồng anh Nguyễn vào Bệnh viện Đà Nẵng cách ly lúc 13h chiều 26/7. Mỗi người làm việc một khoa. Các khoa, phòng lại phải cách ly riêng biệt nên không gặp mặt. Lấy nhau hơn một năm, vợ chồng sống trong niềm vui khi chị đã có thai được 11 tuần tuổi, bỗng chốc chuyển sang trạng thái lo lắng.

Bệnh viện được phong tỏa, hơn 2.000 nhân viên và gần 4.000 bệnh nhân, người nhà lần lượt được lấy mẫu xét nghiệm. Vợ chồng anh không có biểu hiện ho, sốt. Đến ngày 30/7, chị Lê được thông báo dương tính từ xét nghiệm dịch hầu họng.

“Vợ tôi cứng lắm, nên tâm lý tiếp nhận bị dương tính rất bình thản. Tôi thì không biết động viên cô ấy thế nào. Lo nhất là sợ hai mẹ con cô ấy mệt”,

Anh Nguyễn chủ động đứng cách xa đồng nghiệp và bệnh nhân khi giao tiếp. “Sợ nhất là liên luỵ đến người thân, nếu mọi người cùng mắc thì không biết ăn nói như thế nào”, anh Nguyễn chia sẻ.

Bảy ngày sau, anh Nguyễn nhận kết quả xét nghiệm dương tính, cũng từ lấy mẫu dịch hầu họng. Dù đã chuẩn bị tinh thần “lạc quan nhất có thể”, nhưng khi rơi vào hoàn cảnh đó, nam y sĩ đã trải qua giây phút tâm lý nặng nề và cảm thấy “sợ những ánh mắt kỳ thị”. “Chúng tôi không sợ Covid-19, chỉ sợ lòng người trong lúc này”, anh nói.

“Mọi người không lại gần những ca dương tính. Nhưng xin đừng kỳ thị để khi khỏi bệnh chúng tôi vững vàng trở lại công việc”, VNE dẫn lời.

Về phía người vợ, hiện chị đã hết ho, hết sốt khi nằm điều trị tại Trung tâm y tế huyện Hoà Vang, cách anh N. 16km. Điều chị lo lắng nhất là việc uống thuốc điều trị nCoV có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, bởi virus lần này là chủng mới, xâm nhập vào cơ thể nhiều người nhưng không có biểu hiện rõ ràng.

Chị kể, khi còn đang điều trị cho bệnh nhân, lãnh đạo khoa chia hai nhóm, một ở lại tiếp tục công việc, một về các khách sạn bên ngoài tạm thời cách ly, nhưng “không ai chịu đi” vì muốn cùng nhau gánh vác công việc. Hôm chị bị mắc nCoV, đồng nghiệp xúm lại hỏi muốn ăn gì để gói mang theo, rồi phụ giúp lấy hành lý.

“Lúc đó tôi có cảm giác đang có một gia đình ở cạnh mình, nên tinh thần phấn chấn hơn”, chị nói. Nhiều bệnh nhân biết chuyện cũng gọi điện hỏi thăm nên chị có thêm niềm vui. Hai vợ chồng 9 ngày qua chỉ có thể nhìn nhau qua màn hình điện thoại.

Chị Lê chia sẻ trong môi trường đông bệnh nhân, rất khó để thực hiện việc tránh tiếp xúc với người bệnh. Trong số 8 bệnh nhân cùng mắc nCoV ở khoa chị làm việc, 4 người cùng ở một phòng và chị là người trực tiếp trị liệu cho một bệnh nhân.

Thương vợ đang kỳ đầu thai nghén, anh xin bệnh viện cho mình chuyển lên ở cùng, nhưng không được: “Hai vợ chồng cùng bị nhiễm. Nhưng phải điều trị hai nơi khác nhau”. Còn vợ anh thì bảo “bệnh viện sắp xếp ở đâu, cứ ở yên đó”. Giờ phút này, những lo lắng anh dồn hết về người vợ. “Giờ vợ tôi là nhất”, anh nghẹn ngào bày tỏ.

Tên nhân vật đã được thay đổi.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X