Nghịch lý: Một mẹ nuôi 10 con, 10 con chẳng chăm nổi một mẹ

Đừng để một ngày nhớ lắm hình bóng của mẹ, nhớ lắm một cái ôm, nhớ lắm một tiếng gọi mẹ ơi mà cũng chẳng có cơ hội để gọi, để làm. Cha mẹ chẳng thể ở mãi bên mình, nên hãy trân trọng từng khoảnh khắc có thể ở bên cha mẹ. Một mẹ

Đừng để một ngày nhớ lắm hình bóng của mẹ, nhớ lắm một cái ôm, nhớ lắm một tiếng gọi mẹ ơi mà cũng chẳng có cơ hội để gọi, để làm. Cha mẹ chẳng thể ở mãi bên mình, nên hãy trân trọng từng khoảnh khắc có thể ở bên cha mẹ.

Một mẹ nuôi 10 con, 10 con chẳng chăm nổi một mẹ

Mỗi người có một cái lộc, sinh liền lúc 10 người con, bà đã coi đó chính là niềm hạnh phúc lớn lao của cuộc đời mình. Hai vợ chồng cùng nhau bươn chải, vất vả đủ đường, ăn không dám no, mặc chẳng dám đủ để dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho các con.

Đôi bàn tay đã chai đến mức chẳng còn chỗ nào mềm mại. Đôi bàn chân nứt nẻ những vết chân chim chằng chịt nhưng vẫn chẳng một lời than vãn. Được nhìn các con lớn lên chính là hạnh phúc lớn lao.

10 người con dần khôn lớn. Ai cũng được bà nuôi ăn học đầy đủ. Lúc này thì bản thân bà đã già yếu, tấm lưng còng rạp xuống theo từng tháng năm vất vả, đôi chân run rẩy từng bước đi, phải có gậy mới vững. Tưởng bà sẽ được 10 đứa con báo hiếu, chăm sóc đầy đủ, ai ngờ đâu cả 10 người con lại đùn đẩy trách nhiệm chăm sóc mẹ, cãi vã nhau từng ngày xem ai nấu cơm cho mẹ ăn, hàng tháng ai gửi tiền cho mẹ.

Nghịch lý: Một mẹ nuôi 10 con, 10 con chẳng chăm nổi một mẹ - Ảnh 2

Đừng để một ngày nhớ lắm hình bóng của mẹ (Ảnh minh họa)

Chứng kiến sự cãi vã ấy, bà quyết định sống một mình, các con lại gật đầu đồng ý nhanh chóng, lạnh lùng. Lại vẫn là tấm lưng còng rạp ấy tự lượm lặt kiếm ăn hàng ngày.

Ốm cũng chẳng dám mở lời gọi các con. Ngẫm mà chua xót làm sao, một mẹ nuôi 10 con nhưng đến khi các con trưởng thành rồi, lại chẳng thể nào nuôi nổi 1 mẹ mà còn phải đùn đẩy cho nhau.

Vì đâu 10 con chẳng chăm nổi một mẹ

Nhiều người đều tự thắc mắc chẳng hiểu tại sao 10 con chẳng chăm nổi một mẹ. Có gì khó giải thích đâu ngoài sự ích kỉ của bản thân. Ai cũng cho rằng trách nhiệm với cha mẹ là của chung chứ chẳng phải của riêng mình. Anh không chăm cớ sao tôi phải để ý.

Nhưng ngày xưa, mẹ chăm đủ 10 người con, đâu có bỏ rơi đứa con nào. Càng nghĩ mà nước mắt lại càng vô thức rơi xuống.

Cũng có nhiều người nghĩ rằng chỉ cần đưa tiền cho mẹ là đủ, chẳng nhất thiết phải ở bên cạnh kè kè chăm sóc. Thế là cứ góp tiền lại, về với mẹ chốc lát được một tiếng, đưa ít tiền rồi quay lưng đi. Cái bóng còng rạp kia lại tủi thân đứng nhìn các con quay bước lạnh lùng mà chẳng quay đầu lại.

Nghịch lý: Một mẹ nuôi 10 con, 10 con chẳng chăm nổi một mẹ - Ảnh 1

Càng nghĩ mà nước mắt lại càng vô thức rơi xuống (Ảnh minh họa)

Báo hiếu đôi khi chỉ là lời hỏi thăm “Mẹ có khỏe không?”

Báo hiếu đâu cần làm việc gì lớn lao, quan trọng là khiến cha mẹ cảm nhận được tình cảm của con cái dành cho mình. Cha mẹ dành tất cả tình cảm, cuộc sống cho con nhưng đâu cần nhận lại nhiều, chỉ cần biết con cái quan tâm đến mình thôi là hạnh phúc lắm rồi. Bởi tiền vàng chẳng quý giá bằng một lời hỏi thăm.

Đừng để một ngày nhớ lắm hình bóng của mẹ, nhớ lắm một cái ôm, nhớ lắm một tiếng gọi mẹ ơi mà cũng chẳng có cơ hội để gọi, để làm. Cha mẹ chẳng thể ở mãi bên mình, nên hãy trân trọng từng khoảnh khắc có thể ở bên cha mẹ. Đừng vì sự ích kỉ của bản thân mà lãng quên đi sự quan tâm với cha mẹ.

Vẫn nhớ lời ai đó từng nói: “Nếu còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn vương mắt mẹ nghe con”. Càng lớn, càng nghe mà càng thấm thía. Cả cuộc đời lam lũ vất vả để nuôi con trưởng thành, bạn hãy nhớ lấy những điều mẹ đã làm cho mình để khắc cốt ghi tâm. Báo hiếu chẳng cần nhiều, chỉ cần động viên cha mẹ hàng ngày, một lời hỏi han quan tâm, một cái ôm nhẹ nhàng là quá đủ.

Hãy cảm thấy may mắn, biết ơn vì mẹ vẫn còn bên cạnh mình. Đừng để xảy ra cái cảnh một mẹ nuôi 10 con mà 10 con chẳng chăm nổi một mẹ. Hãy yêu thương cha mẹ bằng tất cả tấm lòng mà ta có để sau пày không phải hối tiếc.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X