Dấu hiệu nhận biết mẹ bị cạn ối, bác sĩ hướng dẫn cách đọc chỉ số siêu âm để biết con đủ ối hay không

Nước ối đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của thai nhi, đồng thời bảo vệ con khỏi những tác động xấu, cung cấp cho thai nhi phát triển. Do vậy, tình trạng cạn ối ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của em bé trong bụng, thậm chí là đe dọa

Nước ối đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của thai nhi, đồng thời bảo vệ con khỏi những tác động xấu, cung cấp cho thai nhi phát triển.

Do vậy, tình trạng cạn ối ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của em bé trong bụng, thậm chí là đe dọa mạng sống và dẫn đến nhiều biến chứng ngu.y hi.ểm trong thai kỳ. Vậy nên trong thời gian mang thai mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu cạn ối để con được an toàn nhé.

1. Vòng bụng nhỏ hơn so với tuổi thai

Theo sự phát triển của thai nhi theo từng tháng, chu vi vòng bụng của mẹ cũng sẽ được tăng lên khi tuổi thai tăng dần. Nếu mẹ thấy vòng bụng của mình tăng chậm hoặc nhỏ hơn so với kích thước chuẩn thì đây là dấu hiệu mẹ bầu cần lưu ý đi khám thai để biết có phải nguyên nhân là do cạn ối hay xẹp buồng ối không.

2. Đi tiểu ít hơn và cảm thấy hay khát nước

Khi mang thai, do thai nhi càng lớn thì sẽ càng gây chèn ép các bàng quang cùng với các cơ chế lọc ối và thay ối liên tục sẽ làm mẹ đi tiểu thường xuyên hơn. Tuy nhiên nếu một ngày nào đó, mẹ bầu đi tiểu ít hơn nhưng lại cảm thấy luôn khát nước, thì rất có thể nguy cơ nước ối bị cạn lúc này là rất cao.

3. Thai nhi đạp mạnh, mỗi lần đạp đều cảm thấy đau

Nếu như trước đây, mẹ cảm thấy rất vui vì thấy con đạp thì khi nước ối sắp cạn, mỗi lần trẻ đạp mẹ sẽ thấy rất đau và ê ẩm. Lý do là một khi nước ối bị thiếu, màng ối trở nên mỏng hơn, thành tử cung sẽ chịu tác động trực tiếp mỗi lần con đạp, điều này có thể dẫn đến các cơn co thắt.

4. Hơi thở của mẹ có mùi

Một ngày mẹ thấy hơi thở của mình khác lạ, khó chịu thì chứng tỏ nước ối của thai nhi đã bị đục. Nước ối bị đục là do cạn hoặc bị ô nhiễm nên hơi thở có mùi.

Trong trường hợp khác như thai bị lưu vài ngày cũng là nguyên nhân khiến hơi thở của mẹ nặng mùi, mẹ cần lưu ý điều này để đi đến phòng khám kiểm tra khi có các dấu hiệu trên nhé.

5. Chỉ số AFI

Khi đi siêu âm, mẹ bầu cũng dễ dàng nhận biết được tình trạng nước ối trong cơ thể. Các bác sĩ hướng dẫn mẹ đọc các chỉ số siêu âm thông qua chỉ số AFI như sau:

– AFI đo được < 3 cm: Vô ối

– AFI đo được 3 – 5 cm: Thiếu ối nặng

– AFI đo được 5 – 7 cm: Thiểu ối trung bình.

Mẹ bầu ăn gì để khắc phục tình trạng thiếu ối

– Uống nhiều nước:

Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống ít nhất 8-10 ly nước ngày tương đương với 2- 2,5 lít nước. Ngoài ra, mẹ bầu cần nhớ nên uống nước cả ngày và không nên chờ đến khi khát mới uống, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ.

– Ăn trái cây chứa lượng nước lớn:

Ngoài nước uống, mẹ bầu cũng có thể bổ sung dưỡng chất bằng các loại trái cây, rau củ có lượng nước cao như: Dưa hấu, khế, nho, dâu tây và dưa vàng. Rau quả: Dưa chuột, cà chua, cần tây, súp lơ, củ cải.

– Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ ăn uống điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai sẽ cung cấp đủ chất cho thai nhi thông qua nước ối. Đặc biệt, ở những tháng cuối thai kỳ, bé thường xuyên nuốt và cảm nhận được vị của nước ối nên một chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ sẽ giúp vị giác của bé tốt hơn.

Muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ đừng quên theo dõi các dấu hiệu trong bài viết này để có phương án xử lý kịp thời khi thai nhi có dấu hiệu cạn ối nhé.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X