Cuộc sống sau sinh và 5 thay đổi lớn mà mẹ bỉm nào cũng phải trải qua

Sau khi sinh con, phụ nữ có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý. Mẹ bỉm nên tìm hiểu và chuẩn bị tâm lý vững vàng cho những thay đổi mới. Sinh con là một trong những cột mốc đem tới nhiều thay đổi nhất cho cuộc sống của

Sau khi sinh con, phụ nữ có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý. Mẹ bỉm nên tìm hiểu và chuẩn bị tâm lý vững vàng cho những thay đổi mới.

Sinh con là một trong những cột mốc đem tới nhiều thay đổi nhất cho cuộc sống của người phụ nữ. Trong đó, những hội chứng sức khỏe và tâm lý hậu sinh sản có thể để lại không ít hậu quả khôn lường nếu không được lưu ý.

Trầm cảm sau sinh

Trong những năm gần đây, trầm cảm sau sinh trở thành một trong những căn bệnh được nhắc tới nhiều nhất trên các phương tiện báo chí và truyền thông cùng với hàng loạt các vụ việc đáng tiếc.

Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA), trầm cảm sau sinh là 1 tình trạng trầm cảm xuất hiện trong vòng 4 tuần sau sinh với các biểu hiện như cảm xúc thay đổi đột ngột, dễ nổi cáu, khép kín với những người xung quanh hay buồn bã, chán nản.

Cuộc sống sau sinh và 5 thay đổi lớn mà mẹ bỉm nào cũng phải trải qua 0

Phần lớn những biểu hiện này sẽ biến mất sau khoảng 1-2 tuần, tuy nhiên, trường hợp trầm cảm kéo dài cũng chiếm khả năng cao nếu không được lưu tâm.

Để phòng bệnh trầm cảm sau sinh, phụ nữ nên trang bị kiến thức và lên dây cót tinh thần trước và sau khi sinh để có thể tránh những cú shock về mặt tâm lý và đối mặt với vấn đề. Gia đình cũng nên thông cảm và tạo cho sản phụ một bầu không khí thoải mái và không gian riêng nếu cần thiết.

Sức khỏe giảm sút

Một trong những thay đổi dễ nhận ra nhất sau sinh đó là sức khỏe giảm sút. Trong đó, những triệu chứng phổ thông là đau mỏi xương khớp, ê răng, rụng tóc, biếng ăn, mất ngủ, bệnh trĩ…Nếu sản phụ đẻ mổ, vết mổ cũng sẽ đem lại đau đớn và những bất tiện nhất định trong cuộc sống.

Trong thời gian 4 tuần sau sinh, mẹ bỉm nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi; bổ sung khoáng, vitamin E, A, C và omega 3 có trong cá, cà rốt, ngũ cốc, hoa quả..

Đồng thời, phụ sản cũng nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể hồi phục nhanh hơn và hạn chế làm việc căng thẳng sau sinh.

Cuộc sống sau sinh và 5 thay đổi lớn mà mẹ bỉm nào cũng phải trải qua 1

Tuy giữ gìn sức khỏe cho sản phụ rất quan trọng nhưng gia đình nên tránh các phương pháp “kiêng khem” từ xa xưa truyền lại như ép ăn, không tắm gội một tháng, kiêng gió tuyệt đối,…Những phương pháp không khoa học có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý mẹ bỉm.

Không có thời gian cho bản thân

Đây là một trong thay đổi đem lại cú shock lớn nhất cho phụ nữ sau sinh. Chăm sóc một đứa trẻ chiếm gần hết thời gian một ngày của mẹ bỉm nhất là vào những tháng đầu tiên, khi các bé thường xuyên có thói quen “ngủ ngày cày đêm”, chưa kể đến việc phải vắt sữa, chuẩn bị các bữa ăn ngoài và vệ sinh cá nhân cho trẻ.

Đặc biệt với phụ nữ đi làm sau sinh, một năm đầu có thể là quãng thời gian khủng hoảng. Có lẽ đây là lúc gia đình và người chồng cần giúp đỡ người phụ nữ nhiều nhất.

Giúp đỡ mẹ bỉm trong những công việc nhà hay chăm con hằng ngày cũng là một biện pháp phòng tránh bệnh tâm lý và giúp phụ sản có thời gian phục hồi sức khỏe.

Đánh mất sự tự tin

Sinh nở thường đi liền với sự “xuống sắc” của phụ nữ: lên cân không kiểm soát lại không thể ngừng ăn vì phải có sữa cho con, rạn da do tăng cân quá nhanh, đen sạm da hoặc nổi nhiều mụn, rụng tóc… Có lẽ đây là một trong những lý do khiến phái đẹp đánh mất đi sự tự tin trong cuộc sống hằng ngày.

Những biểu hiện phổ biến thường thấy là phụ nữ sau sinh luôn tránh xa những nơi đông người hay từ chối những cơ hội trong công việc do lo sợ không có thời gian chăm con, thậm chí là mất tự tin với chính chồng mình vì lo rằng nhan sắc đã thay đổi quá nhiều.

Những suy nghĩ tuyệt vọng của bà mẹ bị trầm cảm sau sinh - Mẹ và Bé

Đây là lúc các ông chồng phát huy sự tinh tế của mình. Một vài lời động viên và tạo cơ hội để vợ có thời gian chăm sóc bản thân cũng đủ để khiến các mẹ bỉm cảm thấy yên lòng và tự tin hơn trong cuộc sống.

Chứng hay quên

Đây có lẽ là chứng bệnh dở khóc dở cười nhất của các mẹ bỉm. “Não cá vàng” ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống hằng ngày và công việc của phụ nữ sau sinh. Một số có thể phục hồi sau khoảng 3 tháng sau sinh, một số thì kéo dài hơn.

Sự thoải mái tinh thần sẽ là liều thuốc hữu hiệu nhất cho chứng bệnh này. Phụ nữ nên hạn chế căng thẳng tâm lý và làm việc quá sức. Gia đình nên giúp đỡ phụ nữ với công việc nhà và chăm sóc bé.

Ngày 5/12 vừa rồi, á hậu Tú Anh cùng người mẫu Quang Đại và ekip VinID đã cho ra mắt phim ngắn “Câu chuyện sau sinh” miêu tả cuộc sống chật vật của người phụ nữ với chứng bệnh hay quên này. Phim ngắn nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của cộng đồng mẹ bỉm khi phản ánh đúng thực tế một cách rất duyên dáng.

Các mẹ bỉm hãy chăm sóc thật kỹ lưỡng sức khỏe, tâm lý trước và sau khi sinh để có một cuộc sống cân bằng và khỏe mạnh để nuôi con không phải là một cuộc chiến nhé!

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X