Con trai thường xin đón về muộn, bố theo dõi và đau lòng nhận ra: Con tranh thủ quấn quýt bên mẹ

Một người cha tâm sự dạo gần đây, con trai cứ đến giờ tan học là xin bố đón muộn. Do nghĩ điều đó cũng không có hại gì nên anh chấp nhận mong muốn của con. Nhưng sự việc lặp lại thường xuyên, từ ngày này sang ngày khác nên anh hơi lo lắng,

Một người cha tâm sự dạo gần đây, con trai cứ đến giờ tan học là xin bố đón muộn. Do nghĩ điều đó cũng không có hại gì nên anh chấp nhận mong muốn của con. Nhưng sự việc lặp lại thường xuyên, từ ngày này sang ngày khác nên anh hơi lo lắng, sợ con bị bạn xấu rủ rê làm điều bậy.

Năm nay con mới vào lớp 1, lứa tuổi thích tìm tòi, khám phá nhưng chưa đủ nhận thức để phân biệt đâu là cạm bẫy. Vậy nên, anh vẫn đến đón con đúng giờ nhưng nấp vào một chỗ kín đáo để theo dõi con có gì “khác lạ” không. Và cảnh tượng trước mắt khiến anh nhói lòng. Thằng bé đang ngồi trong lòng mẹ nó, ríu ra ríu rít đủ thứ chuyện. Anh không dám bước đến kêu con về vì sợ phá vỡ những giây phút hạnh phúc hiếm hoi của con mình.

Anh và chị ly hôn, chị nuôi bé gái hơn 1 tuổi còn anh nuôi bé trai. Do sợ không chăm sóc con được chu đáo nên anh chuyển về quê ở cùng bố mẹ để có người phụ đỡ đần. Chị vì nhớ con trai nên cũng về gần chỗ anh thuê nhà ở, mong được gần gũi con mỗi ngày. Thấy tình cảnh chị anh cũng thương nhưng do không hợp nhau nên chuyện nối lại tình xưa là điều khó có thể xảy ra. Anh băn khoăn là cả hai nên cư xử thế nào để con cái có thể cảm thấy vui vẻ dù chúng không thể sống đủ cha đủ mẹ.

3 câu chuyện về bố và con trai ý nghĩa ai cũng phải đọc

Những đứa trẻ đù ở lứa tuổi nào thì chúng cũng đủ nhạy cảm để hiểu được nỗi bất hạnh xảy ra trong gia đình có cha mẹ ly hôn. Nếu cha mẹ cư xử không khéo, chia tay nhưng vẫn thường xuyên xung đột về nghĩa vụ chăm con, phân chia tài sản… chắc chắn sẽ làm đứa trẻ tổn thương nặng nề. Vì vậy, hậu chia tay, cách ứng xử của cha mẹ quyết định rất lớn đến tâm lý trẻ. Nếu không muốn hủy hoại tương lai của con, cha mẹ tránh làm 6 điều sau:

1. Xem con như nơi trút mọi cảm xúc tiêu cực

Trẻ còn nhỏ nên thường không hiểu ngọn nguồn lý do chia tay của cha mẹ. Và cha mẹ cũng không cần nói cho trẻ tất tần tật mọi thứ về chuyện ly hôn, kể cả những cảm giác chán nản, buồn bã của mình. Điều con cần là sự chung tay chăm sóc của cha mẹ chứ không phải là cái thùng để phụ huynh trút vào đó mọi cảm xúc tiêu cực, khiến tâm lý con luôn nặng nề và sớm phải nhạy cảm quá mức.

2. Bắt con phải chọn lựa sống cùng một trong hai người

Dù muốn dù không, ly dị sẽ phải chia con. Đây là điều khó khăn với trẻ. Cha mẹ đừng bắt con phải chọn lựa sống cùng ai vì điều đó khiến trẻ cảm thấy khó xử, như thể con phản bội và làm đau lòng người con không chọn. Thay vào đó, cả hai hãy hỏi ý kiến con đồng thời cân nhắc điều kiện của ai có thể chăm trẻ tốt hơn thì lãnh trách nhiệm nuôi trẻ.

3. Bất đồng khi dạy con

Mặc dù không còn sống chung nhưng cha mẹ đừng vì hiềm khích mà đẩy con cái vào mối xung đột bằng cách dạy con những điều mà người kia cấm đoán. Điều này không chỉ làm trẻ hư hỏng, hình thành nhân sinh quan lệch lạc mà còn mang cảm giác “áy náy” vì làm buồn lòng người còn lại.

Tốt nhất, cha mẹ nên thống nhất về phương pháp dạy con sau ly hôn để giúp trẻ phát triển tích cực.

4. Nói xấu người còn lại với trẻ

Đừng cho con biết về lỗi lầm của người còn lại dù đôi khi đó là nguyên nhân gây rạn nứt dẫn đến hai người phải chia tay. Đứa trẻ được sinh ra bởi cả cha lẫn mẹ nên hãy giúp con có cái nhìn tốt đẹp về cả hai cho đến lúc chúng đủ tuổi để hiểu chuyện. Việc chỉ trích người cũ có thể gây ra một trong hai phản ứng trái ngược: đứa trẻ có thể tỏ thái độ căm ghét người kia hoặc có khi chúng cảm thấy thất vọng với người nói ra sự thật. Nhưng dù thế nào, điều này chắc chắn làm trầm trọng thêm nỗi mất mát trong lòng trẻ.

5. Không cho con gặp cha/ mẹ

Đây chính là điều ấu trĩ nhất sau ly hôn. Khi người này đang cố trả đũa người kia bằng cách không cho gặp con, họ không hề biết người phải chịu đựng nhiều nhất là con cái. Ký ức về những buổi chiều chờ đợi cha/ mẹ trong tuyệt vọng sẽ trở thành vết sẹo tuổi thơ, luôn làm trẻ cảm thấy đau đớn khi nhớ về.

6. Thường xuyên xung đột, xúc phạm nhau

Đừng bao giờ chửi bới nhau và dùng những từ thô tục trước mặt con. Trẻ chứng kiến điều đó không chỉ cảm thấy tổn thương mà đôi khi còn bắt chước những hành vi tiêu cực của cha mẹ. Mặt khác, thường xuyên phải chịu đựng cảnh cha mẹ bất hòa sẽ khiến con trở nên thù ghét hôn nhân hoặc có những quan niệm lệch lạc về tình yêu.

Người ta thường nói “Hãy giữ lại những gì tốt đẹp nhất đến sau cùng”. Dù không còn đi chung đường nhưng vẫn còn những đứa con chung, vì vậy, ai đó hãy dùng chút nghĩa còn sót lại để đối đãi với nhau tử tế, cũng là cách để trẻ cảm thấy bớt đau lòng vì bố mẹ chia tay.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X