1,5 tuổi vẫn chưa biết đi, bà nội khăng khăng đó là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh, nhưng chẩn đoán của bác sĩ khiến bà lặng người

Dẫu biết rằng mỗi đứa trẻ phát triển khác nhau, nhưng khi đến một độ tuổi nhất định, nếu chúng vẫn chậm nói hoặc chậm vận động, cha mẹ đừng chủ quan bỏ qua, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Trang Ettoday đưa tin, cách đây vài ngày, một bác sĩ

Dẫu biết rằng mỗi đứa trẻ phát triển khác nhau, nhưng khi đến một độ tuổi nhất định, nếu chúng vẫn chậm nói hoặc chậm vận động, cha mẹ đừng chủ quan bỏ qua, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật.

Trang Ettoday đưa tin, cách đây vài ngày, một bác sĩ Đài Loan có tên Vương Vĩ Lập đã chia sẻ rằng, bà nội bế đứa cháu 1 tuổi 7 tháng đi tiêm chủng và kiểm tra sức khỏe. Sau các thủ tục kiểm tra thông thường, bác sĩ đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của đứa trẻ.

Bác sĩ Vương hỏi: “Khi bà dắt cháu đi, đứa bé có thể tự bước lên cầu thang được không?”.

Người mà mỉm cười đáp vô tư: “Cháu tôi vẫn chưa đi được bác sĩ à”.

Khi nghe như vậy, bác sĩ sững sờ 2 lần và nói rằng, rất hiếm có trường hợp nào mà một đứa trẻ hơn 1 tuổi rưỡi lại chưa biết đi.

Không ngờ người bà tiếp tục nói: “Tôi thấy cháu mình rất thông minh. Chẳng phải đứa trẻ càng thông minh thì càng lười biếng đó sao”.

1,5 tuổi vẫn chưa biết đi, bà nội khăng khăng đó là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh, nhưng chẩn đoán của bác sĩ khiến bà chết lặng - Ảnh 1.

Ông bà thay phiên bế cháu mình (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Vương không vội giải thích mà tiếp tục hỏi: “Bé có thể ngồi vững trên ghế được không?”. “Thằng bé tự ngồi trên ghế rất nguy hiểm, tôi và mẹ nó thường sẽ thay nhau bế. Nhưng mà chỉ có người trong nhà mới ôm và bế được nó thôi, người lạ nó không cho bế đâu. Nó đúng là đứa trẻ thông minh mà”, người bà đáp.

Nghe tới đây, bác sĩ Vương bắt đầu nhận ra đứa trẻ này chắc chắn có vấn đề. Sau đó, ông tiếp tục hỏi về khả năng ngôn ngữ của đứa trẻ: “Thằng bé có gọi bố, mẹ hay bà được không?”. “Khi người lớn nói chuyện, nó có vẻ hiểu hết nhưng mà lười nói lắm bác sĩ à, cũng chẳng thích nói nhiều nữa. Nhiều lúc nó còn hét hay khóc ré lên để chúng tôi đáp ứng yêu cầu của nó đấy chứ”, người bà trả lời.

Người bà tiếp tục nói: “Nó thỉnh thoảng cũng có bắt chước một số hành động của người lớn như gọi điện thoại, chải tóc. Nó rất ngoan ngoãn, hầu như không gây rối gì cả”.

Sau vài câu hỏi như vậy, bác sĩ Vương thuyết phục người bà này rằng, tốc độ phát triển của đứa trẻ hơn 1 tuổi thậm chí còn chậm hơn đứa trẻ 10 tháng tuổi. Nhận định này khiến cho người bà vô cùng phẫn nộ và tức giận, không tin vào những gì bác sĩ nói. Thậm chí, bà còn dẫn chứng câu tục ngữ của người Đài Loan: “Gà gáy chậm là gà to”.

Bác sĩ Vương nói tiếp: “Không phải câu tục ngữ này lúc nào cũng đúng”. Ông cũng chỉ ra rằng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tỷ lệ trẻ chậm phát triển hiện nay chiếm 6-8% ở Đài Loan. Đây là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, vì vậy cha mẹ cần phải quan sát và chú ý thường xuyên để tránh trường hợp trẻ chậm phát triển quá lâu, ảnh hưởng đến sau này.

1,5 tuổi vẫn chưa biết đi, bà nội khăng khăng đó là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh, nhưng chẩn đoán của bác sĩ khiến bà chết lặng - Ảnh 2.

Chậm phát triển ở trẻ ngu.y hi.ểm như thế nào?

Chậm phát triển xảy ra khi một đứa trẻ không phát triển với tốc độ bình thường so với tuổi của chúng. Tình trạng này tiềm ẩn những mối nguy hiểm về sức khỏe như thiếu hormone tăng trưởng hoặc suy giáp. Trong một số trường hợp, điều trị sớm có thể giúp trẻ đạt được chiều cao hoặc sự phát triển bình thường.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của sự chậm phát triển, một số triệu chứng điển hình thường thấy là:

– Kích thước tay chân không tương xứng với cơ thể.

– Lượng hormone thyroxine thấp, khiến trẻ bị thiếu năng lượng, dẫn tới tình trang táo bón, khô da, khô tóc.

– Nếu nồng độ hormone tăng trưởng (GH) thấp, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khuôn mặt, khiến trẻ trông rất bất thường.

– Nếu sự chậm phát triển là do bệnh dạ dày hoặc ruột, có thể xuất hiện tình trạng có máu trong phân, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa hoặc buồn nôn.

1,5 tuổi vẫn chưa biết đi, bà nội khăng khăng đó là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh, nhưng chẩn đoán của bác sĩ khiến bà chết lặng - Ảnh 4.

Trẻ thấp hơn mức trung bình, nhưng tốc độ phát triển trí não lại bình thường, điều này có nghĩa là xương phát triển chậm hơn so với tuổi (Ảnh minh họa).

Chậm phát triển có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất vẫn là do:

– Do tiền sử gia đình có vóc dáng nhỏ bé

Nếu cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình có vóc dáng thấp bé, trẻ sẽ phát triển chậm hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Chậm phát triển do tiền sử gia đình không phải là dấu hiệu của bệnh lý.

– Do bệnh lý

Trẻ mắc tình trạng này thấp hơn mức trung bình, nhưng tốc độ phát triển trí não lại bình thường, điều này có nghĩa là xương phát triển chậm hơn so với tuổi, trẻ cũng có xu hướng dậy thì muộn hơn bạn cùng trang lứa.

Điều này dẫn đến chiều cao dưới mức trung bình trong những năm đầu tuổi thiếu niên, nhưng trẻ có xu hướng bắt kịp bạn bè khi trưởng thành.

– Do thiếu hóc môn tăng trưởng

Trong những trường hợp bình thường, GH thúc đẩy sự phát triển của các mô cơ thể. Trẻ bị thiếu GH một phần hoặc toàn bộ sẽ không thể duy trì tốc độ phát triển.

– Do suy giáp

Trẻ bị suy giáp có tuyến giáp hoạt động kém. Tuyến giáp chịu trách nhiệm giải phóng các hormone thúc đẩy sự phát triển bình thường, vì vậy chậm phát triển là dấu hiệu của một tuyến giáp kém hoạt động.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X