Xúc động vụ cụ bà lượm ve chai ‘lượm’ luôn đứa bé bên đường về nuôi: 27 năm sau nở mày nở mặt

Người ta nói khác máu tanh lòng, cha mẹ ruột đôi khi còn vứt bỏ con cái thì người ngoài ai dại nuôi nấng đứa con chẳng phải của mình. Ấy vậy mà vẫn có người phụ nữ lén chồng nhặt đứa trẻ ngoài đường về nuôi nấng, chăm bẵm như con ruột của mình.

Người ta nói khác máu tanh lòng, cha mẹ ruột đôi khi còn vứt bỏ con cái thì người ngoài ai dại nuôi nấng đứa con chẳng phải của mình. Ấy vậy mà vẫn có người phụ nữ lén chồng nhặt đứa trẻ ngoài đường về nuôi nấng, chăm bẵm như con ruột của mình.

Bà họ Hu, 74 tuổi sống ở thành phố An Khánh, An Huy, Trung Quốc và cuộc đời của bà sang trang mới kể từ năm 1993 với sự xuất hiện của cô con gái nhỏ nhặt được bên vệ đường.

Bà Hu vốn rất nghèo, 2 vợ chồng phải vất vả mưu sinh kiếm sống qua ngày.

Vợ chồng bà Hu có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, hàng ngày tất bật với cuộc sống mưu sinh. Một ngày tình cờ nhìn thấy đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở khu vực gần nhà, vốn dĩ mong muốn có con từ lâu, bà đã không chút ngại ngùng nhặt về nuôi nấng.

Vì quá nghèo, vợ chồng bà chẳng có đủ tiền để mua sữa cho con. Bà Hu nghiền nát cháo để cho con ăn thay sữa. Cứ thế ngày qua ngày, đứa trẻ lớn dần trong sự yêu thương chăm bẵm của vợ chồng bà. 4 năm sau, ông Hu qua đời để lại bà cùng đứa trẻ trong căn nhà thiếu trước hụt sau.

Hoàn cảnh sống quá khó khăn nhưng bà Hu chưa bao giờ để con gái phải thiếu thốn.

Mất chồng, bà một tay làm tất cả mọi việc dù có nắng mưa khổ cực. Vừa bán rau củ, bà vừa nhặt ve chai và gom góp tiền cho con đi học. Bà tuy nghèo khó nhưng luôn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con. Cô con gái được đi học, được lên thành phố làm việc và trở thành cô gái xinh đẹp, thành đạt. Lúc này, bà Hu cũng đã già và sống cô đơn ở quê nhà.

Con gái kết hôn và sống với gia đình tại thành phố. Lâu lâu cô chạy về thăm mẹ và luôn báo hiếu cho bà, đền đáp công ơn dưỡng dục. Không chỉ vậy, cô biết được mong ước của mẹ bấy lâu là có ngôi nhà vững chắc hơn vì nhà cũ quá lụp xụp và không có điều kiện sống tốt.

Nghĩ thương mẹ, cô gái quyết định xây cho bà ngôi nhà 2 tầng lầu rộng rãi, khang trang để nghỉ ngơi. So với những ngôi nhà trong làng, căn nhà mới của cô xây cho mẹ tuyệt vời hơn rất nhiều.

Bà đứng trước ngôi nhà mới do con gái xây dựng nên.

Người mẹ khi nhận nhà từ con gái, bà đã vô cùng xúc động vì ước mơ của mình đã thành sự thật và vì con gái quá hiếu thảo. Sống trong ngôi nhà mới và được chu cấp đầy đủ, bà Hu hằng ngày vẫn đốn củi, trồng rau, nuôi gà để chăm lo cho cuộc sống. Bà không muốn làm gánh nặng cho con cái và muốn nuôi sống bản thân từ chính sức lực của mình.

Câu chuyện về mẹ con bà Hu đã làm truyền thông nước này vô cùng bất ngờ và thán phục. Người mẹ nghèo tiền nghèo bạc nhưng giàu lòng nhân hậu và đức hy sinh. Năm đó, nếu không có bà cưu mang con gái thì chẳng biết cô có được cuộc sống như ngày hôm nay hay không. Vợ chồng bà khi ấy vì tình thương quá lớn nên chẳng hề đắn đo suy nghĩ, chứ nếu người khác thì có lẽ ít ai làm được như thế.

Công sinh không bằng công dưỡng, sau khi biết mình là con nuôi, cô con gái đã báo hiếu cho mẹ bằng sự cố gắng và sự tự hào. Cô biết năm ấy cũng nhờ có mẹ mới có được cô của ngày hôm nay.

Cha mẹ đã vứt bỏ cô nhưng người mẹ này đã không hề như thế. Bà dù có cực khổ đến mức nào cũng vì cô mà yêu thương, lo lắng không thiếu thốn hay thiệt thòi bất kỳ điều gì. Việc báo hiếu cho mẹ không phải nghĩa vụ mà nó xuất phát từ chính trái tim của cô.

Ngôi nhà sang trọng với đầy đủ nội thất, cuộc đời bà chưa bao giờ nghĩ sẽ được căn nhà hoành tráng thế này.

Xã hội này không thiếu những người vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức sinh con ra rồi vứt bỏ, sống chết chẳng hề bận tâm. Thế nhưng cũng có những người như bà Hu, sẵn sàng nuôi nấng hoặc tìm cách giúp đỡ để đứa trẻ có cơ hội sống, được phát triển như bao nhiêu người khác.

Họ thà mang tiếng, chịu dị nghị nhưng chẳng đành lòng trước những số phận kém may mắn. Họ không phải là ông bụt bà tiên, họ là những người hùng thật sự trong cuộc sống này.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X