Tuổi 46-55 là “giai đoạn rủi ro cao trong đời”: 10 biểu hiện ở người dễ độ𝚝 𝚚𝚞ỵ biết để phòng tránh

Vì sao giai đoạn từ 46 – 55 lại là giai đoạn rủi ro, dễ ‘ra đi’ đột ngột? Theo các chuyên gia, chu kỳ sống của con người được chia thành nhiều giai đoạn gồm: + 0 – 35 tuổi: Đây là giai đoạn hoạt động mạnh mẽ nhất của cuộc đời. Các mô

Vì sao giai đoạn từ 46 – 55 lại là giai đoạn rủi ro, dễ ‘ra đi’ đột ngột?

Theo các chuyên gia, chu kỳ sống của con người được chia thành nhiều giai đoạn gồm:

+ 0 – 35 tuổi: Đây là giai đoạn hoạt động mạnh mẽ nhất của cuộc đời. Các mô và cơ quan trong cơ thể phát triển từ đầu đến hoàn thiện, xu hướng chung của các chức năng về mọi mặt là tích cực. Vậy nên nó còn được gọi là giai đoạn khỏe mạnh.

+ Từ 36 – 45: Ở giai đoạn này, chức năng sinh lý của cơ thể bắt đầu từ trên đỉnh và giảm dần xuống. Một số cơ quan bắt đầu suy giảm và dẫn tới các bệnh lý. Chẳng hạn như xơ cứng động mạch bắt đầu hình thành, triệu chứng tiểu đường cũng bắt đầu xuất hiện… Do đó, người ta gọi giai đoạn này là giai đoạn hình thành bệnh lý.

+ Từ 46 – 55: Đây là giai đoạn nguy hiểm đến sự sống. Hầu hết các bệnh đều bùng phát trong thời điểm này. Đặc biệt là những bệnh nguy hiểm tới sự sống như mạch vành, tiểu đường, khối u. Rất nhiều người đoản thọ đều mất ở trong giai đoạn này. Do đó, nhiều chuyên gia nhận định giai đoạn này là ‘vùng đầm lầy’ trong hành trình của cuộc đời.

+ Từ 56 – 65 tuổi: Đây là giai đoạn chuyển tiếp an toàn. Sau 65, nếu không có sự thay đổi hữu cơ rõ rệt thì đó là thời kỳ tương đối an toàn.

hình ảnh

Phát hiện có điểm bất thường thì nên đi khám. Ảnh minh họa, nguồn: xinhuanet

Nói về lý do giai đoạn 46 – 55 được gọi là giai đoạn đặc biệt, có nhiều người mất, các chuyên gia chia sẻ: Những người ở độ tuổi này có gánh nặng công việc và không muốn bị tụt hậu. Bên cạnh đó, gánh nặng về gia đình, con cái, tinh thần, tài chính… của họ là rất nhiều. Do đó, họ buộc phải ‘nai lưng’ ra làm thêm khiến cơ thể không được nghỉ ngơi. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài khiến cơ thể bị quá sức, không được phục hồi. Từ đó, làm tăng nguy cơ hình thành bệnh lý.

Chưa kể, ở độ tuổi này rất nhiều người còn lười vận động mà sa đà vào các cuộc nhậu, giao lưu cá nhân, hút thuốc… mà quên đi việc chăm sóc sức khỏe hay đi khám sức khỏe. Hệ quả là mầm bệnh hình thành trong cơ thể mà không phát hiện ra. Đến lúc nhận thấy bất thường thì cũng đã muộn, mất cơ hội điều trị rồi.

Hơn nữa, WHO cũng liệt giai đoạn này vào nhóm độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, huyết áp, viêm gan, khối u ác tính cao. Trong khi đó những bệnh này đều có tỷ lệ người mất không hề thấp. Do đó, giai đoạn này còn được gọi là ’10 năm sinh t.ử’ của cuộc đời.

hình ảnhNhiều người mất đột ngột trong giai đoạn này. Ảnh minh họa, nguồn: xinhuanet

Ở giai đoạn này, nếu thấy có những dấu hiệu sau thì phải chú ý tới sức khỏe, đi khám liền:

+ Bị ‘3 cao’ gồm cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao.

+ Tức ngực và gặp các vấn đề về tim như nhịp thở không nhịp nhàng.

+ Xuất hiện khối u như u tuyến giáp, tuyến mang thai, vú… Những khối u này ngày càng lớn sẽ chèn ép các dây thần kinh ngoại vi và gây ra cơn đau tại chỗ.

+ Hay mắc bệnh nhẹ và khả năng miễn dịch thấp. Chẳng hạn như cứ dăm ba ngày lại bị cảm lạnh 1 lần, người luôn thấy mệt mỏi.

+ Gặp các vấn đề về gan như có cơn đau hạ sườn phải, đau thắt lưng bên phải, đau hoặc tê vai phải hay tay phải, dễ bị chuột rút bắp chân khi ngủ.

+ Phổi già nua, khó thở do bị lão hóa. Bình thường, dung tích phổi sẽ bị suy giảm từ tuổi 20 trở đi. Nếu không chú ý tập thể dục thì ở tuổi 40, bạn sẽ bị hụt hơi sau khi leo núi hoặc leo cầu thang.

+ Bị đái tháo đường với triệu chứng ăn nhiều hơn, uống nhiều hơn, đi tiểu nhiều hơn. Đái tháo đường khi đến mức độ nhất định sẽ gây biến chứng như suy thận, tai biến, mù lòa, loại bỏ chi…

+ Tình trạng táo bón kéo dài.

+ Bị đau lưng, thoái hóa khớp với biểu hiện chân lạnh già, đau lưng…

+ Hay bị đau đầu, càng uống nhiều thuốc thì càng không hiệu quả.

Đây là những thông tin liên quan mà báo chí chính thống đã đăng tải, ai cũng cần chú ý hơn. Gì chứ sức khỏe một khi mất đi là không có lấy lại được đâu nhé, tốn rất nhiều tiền của cũng thế thôi. Vậy nên cần phải chú ý giữ gìn hơn.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X