Từ nay, rác thải được cân ký để tính tiền: Nhà ai rác nhiều phải trả nhiều tiền

Trước đó, bà con nếu theo dõi báo đài chắc cũng biết tin sắp tới đây chúng ta phải học cách phân loại rác thành 2 nhóm chính là rác thải có thể tái chế và rác thải từ thực phẩm, nếu không thực hiện việc này có thể bị từ chối và phải trả

Trước đó, bà con nếu theo dõi báo đài chắc cũng biết tin sắp tới đây chúng ta phải học cách phân loại rác thành 2 nhóm chính là rác thải có thể tái chế và rác thải từ thực phẩm, nếu không thực hiện việc này có thể bị từ chối và phải trả thêm tiền coi như đó là “công” người khác phân loại giúp mình.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Thanh Niên.

Cũng theo Luật bảo vệ môi trường mới này, thay vì tính phí thu gom rác thải theo kiểu cào bằng như trước thì trong thời gian tới sẽ thu theo cách tính khối lượng rác thải ra và có phân loại rác theo đúng quy định hay không.

Theo các nhà làm luật, cách làm này sẽ giúp bà con chung tay bảo vệ môi trường. Bởi rác thải từ thực phẩm có thể được tận dụng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi, còn rác thải có thể tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng.

Trong khi đó, nhiều người cho rằng cách làm này không công bằng và không tạo động lực để bà con hạn chế xả rác nên không đồng tình.

Tuy nhiên, luật đề ra bắt buộc người dân phải tuân thủ, không thực hiện đúng chắc chắn phải chịu những bất lợi cùng chế tài. Bà con nghe tới đây, chắc lo lắng vì chưa kịp chuẩn bị và cũng chưa nghe địa phương nói gì?

Thông thường, luật được ban hành để thực thi trên thực tế còn phải chờ văn bản hướng dẫn từ Chính phủ, các Bộ rồi tới chính quyền địa phương, truyền đạt gần nhất tới người dân chính là các bác tổ trưởng tổ dân phố.

Cho tới thời điểm này, việc phân loại rác như thế nào đối với một số người chỉ biết qua thông tin đọc trên báo hay các bài viết chia sẻ, chứ chưa nghe trực tiếp từ chính quyền địa phương.

Thực tế, theo lộ trình luật định, chúng ta sẽ dần thay đổi thói quen phân loại rác từ nay đến chậm nhất ngày 31/12/2024 để đảm bảo sang năm 2025 mọi thứ được đồng bộ và thực hiện được 100% yêu cầu luật đặt ra.

Trao đổi thêm về vấn đề này, nhiều bà con bày tỏ lo ngại làm sao để thực hiện được việc cân ký rác để tính tiền?

Tại TP.HCM, trước giờ mọi người vẫn đóng tiền rác theo mức cào bằng, tùy theo khu vực ở mà có thể dao động từ 11.000 đồng/hộ gia đình/tháng đến 50.000 đồng/hộ gia đình/tháng.

Hầu như chúng ta đều biết mục đích của việc thay đổi cơ chế tính tiền rác thải là để giảm thiểu rác thảivà bảo vệ môi trường, nhưng để áp dụng trên thực tế không phải là điều dễ dàng.

Chẳng hạn như nếu bà con ở chung cư, chúng ta vẫn biết là đổ rác vào cùng một ống chung và muốn đổ lúc nào cũng được, chính vì lẽ đó mà khó xác định được khối lượng xả rác của từng hộ để mà tính tiền.

Còn nếu bà con ở nhà riêng lẻ, thường bỏ rác trước nhà, thời điểm thu gom rác không phải lúc nào cũng có người ở nhà, cho nên không đảm bảo cho lộ trình thu gom.

Khó quá, không nghĩ ra cách gì luôn á bà con!

Vừa rồi, khi nhiều người dân đặt câu hỏi về vấn đề này, các địa phương đều chung câu trả lời là chờ văn bản hướng dẫn cụ thể từ cấp tỉnh để thực hiện – theo trang Sài Gòn Giải Phóng cho hay.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ĐHQG TPHCM) cho biết việc ban hành quy định này là hợp lý, tạo ra chế tài nhất định để buộc người dân thực hiện. Cái khó của chúng ta ở đây là về mặt cơ sở hạ tầng, vì không phải nhà nào cũng rộng rãi, có đủ chỗ để đặt 2 thùng rác, và việc quản lý cân đo khối lượng rác thải đòi hỏi phải đảm bảo chắc chắn ở khâu hạ tầng cơ sở mới thực hiện được.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Infonet và Sài Gòn Giải Phóng.

Do vậy, hướng dẫn bà con cách phân loại không thôi vẫn chưa đủ, điều quan trọng nhất vẫn là ở các cấp chính quyền cần phải có động thái hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Có như vậy thì mới đảm bảo điều luật được thực thi trên thực tế, đạt được mục đích ban đầu đặt ra phải không bà con?

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X