Từ 1 nốt ban nhỏ thành tay chân miệng độ nặng nhất, bé 6 tháng 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚔ị𝚌𝚑: Dấu hiệu 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚑𝚒ể𝚖 mẹ cần biết

Thật sự ám ảnh khi thấy quá nhiều thứ thuốc truyền vào người con, trong khi bé chỉ mới 6 tháng tuổi thôi các mẹ ạ.

Dịch tay chân miệng (TCM) đang vào mùa cao điểm. Nay em đọc báo thấy bảo từ đầu năm đến nay, toàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 82 trường hợp mắc tay chân miệng ở 28 quận, huyện, thị xã. Số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Nhưng có khi nó xuất phát từ những dấu hiệu rất nhỏ mà mẹ không hề hay biết. Chỉ từ một nốt ban nhỏ mà bé 6 tháng Đồng Tháp phải lọc máu liên tục là 1 trường hợp mà các mẹ cần lưu ý.

hình ảnh

Em đọc trên Vietnamnet thì bé gái T.V.M.N (6 tháng tuổi, trú tại Đồng Tháp) bị bệnh 4 ngày, sốt và ói liên tục. Bố mẹ bé cũng cho con đi khám khắp nơi không ra bệnh nên cho bé lên Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM. Lúc này, bệnh đã trở nặng nhanh một cách choáng ngợp, mạch đập nhanh dồn dập trên 200 lần mỗi phút, bé bứt rứt lơ mơ. Các bác sĩ phát hiện nốt hồng ban nhỏ đơn độc tại ngón chân trẻ. Lúc này, mẹ của bé cũng hốt hoảng nhớ lại bé có giật mình khi ngủ và yếu hai chân. Các bác sĩ nhanh chóng nghĩ ngay đến khả năng bé mắc bệnh TCM độ nặng nhất.

Ngay lập tực, các bác sĩ khẩn trương đặt ống thở hỗ trợ thở máy, bé đã có dấu hiệu trào bọt hồng, huyết áp cao và phù phổi, chủ động xét nghiệm dịch phết họng và phết trực tràng của trẻ ra tác nhân Virus EV71, một chủng dễ chuyển nặng và gây viêm não của bệnh TCM. Ekip trực nhanh chóng sử dụng huyết thanh miễn dịch tiêm mạch, khẩn trương thiết lập đường truyền trung tâm, tiến hành lọc máu khẩn trong ngày, lọc bớt độc chất và giảm gánh cho quả tim cũng đang tổn thương dần vì đập quá nhanh.

Rất may sau khi áp dụng các biện pháp tích cực, chỉ sau hai ngày, bé 6 tháng Đồng Tháp phải lọc máu liên tục đáp ứng tuyệt vời, mạch giảm còn 140 lần mỗi phút, men tim hồi phục, tỉnh táo dần và sẽ được theo dõi sát tiến trình hồi phục những ngày sắp tới… Thật sự ám ảnh khi thấy quá nhiều thứ thuốc truyền vào người con, trong khi bé chỉ mới 6 tháng tuổi thôi các mẹ ạ.

hình ảnh

Cuối tháng 3 cho đến tháng tư là thời điểm bệnh TCM lây lan cao nhất. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, càng nhỏ càng dễ nặng, đa số sẽ tự khỏi trong 7- 10 ngày. Phát hiện sớm là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị được thuận lợi, tuy nhiên như trường hợp bé gái ở Đồng Tháp thì chỉ có 1 nốt ban nhỏ thì thực sự rất khó nhận biết.

Cha mẹ cần chú ý những điểm bất thường sau đây để biết con có khả năng mắc TCM không nhé:

– Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng chân, trong ổ miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ.

– Ngoài ra, trẻ còn có thể bị loét miệng, nhiều nhất là vùng hầu họng, ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi, số lượng vết loét thay đổi từ 1 đến vài mụn loét trong miệng, kích cỡ khoảng 2 mm – 3 mm.

– Một số trẻ có biểu hiện đi lại không đi vững, tay chân yếu, người run, khi đó, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay.

– Trẻ bị sốt từ hơn 39 độ, uống thuốc khó hạ, nôn ói hay nhợn ói nhiều. Đặc biệt, lúc ngủ trẻ có thêm biểu hiện giật mình chới với tay quơ quơ, giật mình cha mẹ cần nhớ lúc này virus đã gây tổn thương thần kinh phải cho trẻ đi viện cấp cứu ngay.

hình ảnh

Bệnh TCM hiện vẫn chưa có vắc xin phòng nên tránh trường hợp như bé 6 tháng Đồng Tháp phải lọc máu liên tục, cần phòng bệnh như cho bé mang khẩu trang, dạy con vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà bông, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, tiếp xúc phân, nước bọt khăn trải giường của trẻ.

Cha mẹ nên rửa sạch đồ chơi, vật dụng, tay nắm cửa, thanh vịn, lan can, sàn nhà, lau sàn bằng nước xà bông. Trẻ có thể bị mắc bệnh nhiều lần vì có hơn 10 chủng vi rút gây bệnh thuộc nhóm vi rút đường ruột.

Theo WTT Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://www.webtretho.com/p/tu-1-not-ban-nho-thanh-tay-chan-mieng-do-nang-nhat-be-6-thang-nguy-kich-dau-hieu-nguy-hiem-me-can-biet
BÀI LIÊN QUAN
X