Trong nhà ai là người nên cúng giao thừa để cả năm may mắn, mang lộc về cho gia đình

Nếu biết lựa chọn đúng người chủ trì các buổi lễ của năm mới sẽ giúp việc cầu an, cầu tài lộc được suôn sẻ và nhiều may mắn. Nên để ai trong gia đình cúng giao thừa Giao thừa là thời khắc được chờ đợi nhất trong năm. Đó không chỉ là thời điểm

Nếu biết lựa chọn đúng người chủ trì các buổi lễ của năm mới sẽ giúp việc cầu an, cầu tài lộc được suôn sẻ và nhiều may mắn.

Nên để ai trong gia đình cúng giao thừa

Giao thừa là thời khắc được chờ đợi nhất trong năm. Đó không chỉ là thời điểm tiễn năm cũ, đón năm mới mà đây còn là lúc mọi người cầu sự bình an, may mắn, thịnh vượng và xua đi những khó khăn, đen đủi trong một năm sắp tới.

Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới khác nhau. Giao thừa cũng là thời khắc chuyển giao công việc cai trị của các vị quan Hành khiển. Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể coi như một buổi tiệc để tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần mới. Gia đình sắm lễ với mong muốn cả nhà được bình an, hạnh phúc trong năm mới.

Do đó, trong khoảng giờ Tý (23h đến 1h) ngày 30 tháng Chạp, người đại diện cho cả nhà sẽ lên hương, cúng giao thừa ở ngoài trời để đón vị quan Hành khiển mới, tiễn vị quan Hành khiển cũ về trời. Tuy nhiên, trong gia đình, ai nên là người đại diện đứng ra thực hiện việc cúng giao thừa để mang lại may mắn cả năm? Đó là câu hỏi mà nhiều người vẫn chưa tìm ra được lời giải đáp.

Người chủ trì các buổi lễ của năm mới đều phải là gia chủ (hay còn gọi là người trạch chủ) trong gia đình. Đó thường là người đàn ông trong gia đình hoặc người phụ nữ cao tuổi hay người đứng đầu trong gia đình.

Kết quả hình ảnh cho ai là người nên cúng giao thừa

Theo dân gian truyền lại, lễ cúng giao thừa là lễ cúng đem lại sự may mắn, thịnh vượng cho năm mới thì yêu cầu dù nam hay nữ đứng ra thực hiện lễ cúng phải tịnh thân.

Trước khi làm lễ cúng giao thừa, người đại diện cần phải tắm rửa sạch sẽ, đặc biệt cần kiêng chuyện quan hệ vợ chồng từ 2 hôm trước đó để cho thân sạch. Đặc biệt, người này cần nhớ trước khi làm lễ không ăn những món tứ linh, không ăn cá chép, thịt chó, thịt mèo, thịt rùa…

Nếu người phụ nữ đứng ra làm lễ cúng thì cần để ý đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu đang ở thời kỳ đèn đỏ thì người đó nên nhờ chồng hoặc người có vai trò quan trọng trong gia đình thực hiện hộ.

Một số nghi lễ và điều kiêng kỵ cần biết khi cúng giao thừa

Khi cúng giao thừa 2020 chúng ta cần lưu ý đếnh hướng đặt mâm lễ chỉ nên đặt hướng Bắc, hoặc hướng Đông tuỳ theo từng gia đình (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua).

Kết quả hình ảnh cho ai là người nên cúng giao thừa

Để chuẩn bị lễ vật cúng giao thừa nếu có điều kiện, nên chuẩn bị một chiếc lọng màu vàng có diềm đỏ để che nắng che mưa; Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải vàng sang trọng ngay ngắn; Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để tiễn và rước các vị cựu niên và đương niên Hành khiển;

Về lễ cúng giao thừa cần chuẩn bị hương, hoa, trầu cao, đèn nến, quần áo, mũ thần linh, thủ lợn luộc, xôi, gà trống luộc, bánh trưng, bánh kẹo,… Tất cả những thứ này phải được đặt lên mâm, gọn gàng và để ở trước cửa nhà. Để tránh những sơ xuất có thể xảy ra, gia chủ nên chuẩn bị mâm lễ thật chu đáo, cẩn thận nhằm thể hiện được lòng thành.

Một mâm lễ gồm gà trống đỏ, xôi đỏ, bánh chưng xanh, cùng các loại sơn hào hải vị; 9 chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng (màu đỏ để lấy vận khí tốt, màu trắng để lấy tài lộc, màu vàng để lấy sự bình yên, may mắn); 5 chén trà 5 loại hương vị trà khác nhau (trà sen, trà nhài, trà bưởi…); Một mâm hoa quả “ngũ quả” đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền; Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá mỗi loại 99 nén; Thắp 9 ngọn nến hoặc 9 cây đèn dầu.

Kết quả hình ảnh cho ai là người nên cúng giao thừa

Vào đúng thời khắc giao thừa 2020, gia chủ sẽ thắp đèn, nến, rót rượu và khấn. Bài văn khấn có thể học thuộc hoặc chuẩn bị ra giấy rồi đọc. Khi cháy hết 3 tuần hương thì hóa vàng vã để dâng lên các vị thần cai quản của năm.

Mặc dù, cúng giao thừa chỉ là một phong tục từ ngàn đời xưa đến nay, nhưng phong tục này mang lại một ý nghĩa thiêng liêng. Người Việt vẫn có câu “có thờ có kiêng, có kiêng có lành”, vì vậy phong tục này vẫn được duy trì đến ngày nay và mâm cơm cúng vẫn được chuẩn bị khá chu đáo.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X